【cska 1948】Tránh nguy cơ vỡ nợ từ trái phiếu doanh nghiệp

时间:2025-01-25 22:51:24 来源:Empire777
Trái phiếu doanh nghiệp: bất động sản đứng đầu,ánhnguycơvỡnợtừtráiphiếudoanhnghiệcska 1948 ngân hàng thứ hai
Xử phạt Tập đoàn Apec Group 600 triệu đồng, buộc thu hồi trái phiếu doanh nghiệp đã chào bán
Xử phạt CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam 250 triệu đồng vì vi phạm tư vấn chào bán trái phiếu doanh nghiệp
Gần một nửa trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo
Quy mô của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã vượt mục tiêu 7%GDP đến năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 	Ảnh: ST
Phát hành TPDN đang tăng trưởng “nóng”. Ảnh: ST

Báo động nhiều nguy cơ

Thời gian qua, Chính phủ và một số bộ ngành liên quan đã ban hành công điện và các thông tư nhằm siết doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN bất động sản (BĐS) phát hành trái phiếu không có tài sản bảo đảm. Điều này cho thấy độ rủi ro cao của việc mua TPDN không có tài sản bảo đảm.

Phát hành trái phiếu là một trong những kênh huy động vốn của DN, tuy nhiên, việc phát hành TPDN tăng trưởng “nóng”, không có tài sản bảo đảm như hiện nay đã khiến thị trường TPDN thiếu đi sự minh bạch, tin cậy.

Thống kê của một số đơn vị nghiên cứu và Công ty Fiin Ratings, lũy kế 3 quý đầu năm 2021, hơn 80% giá trị TPDN của ngành BĐS phát hành rơi vào các DN chưa niêm yết, với sức khỏe tài chính ở mức yếu rất đáng báo động.

"Tài sản thế chấp hay tài sản đảm bảo chỉ có tác dụng tạo áp lực cho DN trong việc đáp ứng nghĩa vụ nợ, trong khi giá trị thu hồi rất thấp do tính phức tạp của các thủ tục xử lý tài sản thế chấp và thời gian kéo dài", Fiin Ratings cho hay.

Trước sự “nhộn nhạo” của thị trường TPDN, ngày 19/11/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán TPDN, các ngân hàng chỉ được mua TPDN khi nợ xấu dưới 3%.

Ngày 3/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng có công điện yêu cầu thanh tra việc phát hành TPDN, nhất là TPDN BĐS hoặc ngân hàng có liên quan.

Công điện của Thủ tướng đưa ra trong bối cảnh thị trường TPDN tăng nóng thời gian qua. Quy mô huy động vốn của các DN huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu riêng lẻ lên tới hơn 436.000 tỷ đồng trong 11 tháng đầu năm, tăng hơn 23% so với cùng kỳ 2020.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc Chính phủ ra chỉ thị nhằm nâng cấp các tốc độ cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải nhanh chóng rà soát, cũng như nâng cao các tiêu chuẩn để các trái phiếu phát hành đảm bảo chất lượng, nếu không thì không khác gì hoạt động cho vay hụi.

Trong khi đó, mức độ vỡ nợ trái phiếu còn kinh khủng hơn vỡ hụi bởi nó không chỉ liên quan đến tiền của các nhà đầu tư mà còn ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, thị trường tài chính mà còn liên quan đến uy tín của thị trường chứng khoán, của Chính phủ.

Cần xếp hạng tín nhiệm

Trở lại vấn đề “siết” trái phiếu, mới đây Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng yêu cầu các cơ quan như Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Vụ Tài chính ngân hàng, Thanh tra Bộ... giám sát lại việc phát hành thời gian qua.

Theo giảng viên Võ Đình Trí, Đại học Kinh tế TP.HCM, IPAG Business School nhìn nhận, nhiều người dân được ngân hàng giới thiệu đầu tư TPDN nhưng ngoại trừ lãi suất thì các thông tin khác đều mơ hồ. Họ không biết trái phiếu được phát hành với mục đích gì, có tài sản đảm bảo không, sức khoẻ của trái chủ thế nào?

Theo đó, việc cần thiết nhất lúc này là phải xếp hạng tín nhiệm DN phát hành, bởi các nhà đầu tư cần có thêm những thông tin về xếp hạng minh bạch, tiêu chí rõ ràng để đánh giá sức khỏe cũng như khả năng trả nợ của DN phát hành.

Bởi vì ngay cả DN niêm yết, chỉ có một mã chứng khoán nhưng có nhiều loại trái phiếu đang lưu hành, khác nhau từ kỳ hạn đến quy mô phát hành, lãi suất. Khi đã có xếp hạng tín nhiệm thì vấn đề chất lượng của các xếp hạng đó cũng là một vấn đề đáng quan tâm đòi hỏi sự độc lập, khách quan. Đây là điều khá thách thức ở các thị trường đang phát triển.

Hơn nữa, cần có thêm sự cạnh tranh giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, có sự cạnh tranh giữa DN trong nước và DN quốc tế. Quan trọng hơn nữa là khả năng đưa ra các cảnh báo sớm từ các xếp hạng.

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, nhà đầu tư phải hiểu về TPDN mà mình muốn mua; đồng thời phải tham chiếu nhiều nguồn thông tin khác nhau, đặc biệt lưu ý đến quyền và trách nhiệm của người phát hành để tránh những trường hợp mập mờ; tránh theo đám đông bởi những cam kết hấp dẫn chưa có kiểm chứng.

推荐内容