您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【soi kèo lecce】Tăng liên kết để tự chủ nguồn nguyên liệu

Ngoại Hạng Anh396人已围观

简介Tỉ trọng cao, giá trị gia tăng thấp do phụ thuộc nguyên liệu nước ngoàiTheo Bộ Công Thương, CNHT kém ...

Tỉ trọng cao,ăngliênkếtđểtựchủnguồnnguyênliệsoi kèo lecce giá trị gia tăng thấp do phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài

Theo Bộ Công Thương, CNHT kém phát triển khiến Việt Nam không tự chủ được các yếu tố đầu vào của sản xuất dẫn đến tình trạng phụ thuộc phần lớn vào linh phụ kiện, nguyên vật liệu nhập khẩu. Việc nhập siêu các yếu tố đầu vào cho sản xuất là tình trạng kéo dài từ rất nhiều năm trở lại đây, khiến giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp nội địa rất thấp.

Tăng liên kết để tự chủ nguồn nguyên liệu

Những năm gần đây, ngành công nghiệp chế tạo, chế biến chiếm tỉ trọng cao (gần 40% trong tổng doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của nền kinh tế), nhưng chỉ đóng góp khoảng gần 14% GDP, giá trị gia tăng rất thấp so với các ngành công nghiệp khác.

Số liệu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng cho thấy, 5 năm trở lại đây, trong cơ cấu giá trị gia tăng trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, giá trị gia tăng từ nước ngoài vẫn chiếm tỉ lệ lớn, đặc biệt là từ Trung Quốc và Hàn Quốc, trong khi tỉ lệ hàm lượng giá trị gia tăng nội địa vẫn còn thấp và chưa có nhiều chuyển dịch đáng kể. Hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là hàng dệt may và hàng điện tử có tỉ lệ giá trị gia tăng trong nước chỉ lần lượt là hơn 50% và hơn 37%.

Hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước

Theo nhận định của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), thực trạng phụ thuộc nguyên phụ liệu không chỉ gây ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, mà còn ảnh hưởng đến công nghiệp nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung trong dài hạn.

Vì vậy, phát triển CNHT, từng bước tự chủ nguồn nguyên vật liệu, linh phụ kiện trong nước là một trong những vấn đề cốt lõi để phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam.

Về giải pháp, theo Cục Công nghiệp, trước hết cần nâng cao năng lực các doanh nghiệp CNHT; mở ra cơ hội thị trường cho doanh nghiệp CNHT trở thành nhà cung cấp, tham gia chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tích cực mở rộng thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp CNHT. Song song với đó là tiếp nhận quy trình kỹ thuật và kỹ năng sản xuất từ nước ngoài để nâng cao năng lực sản xuất.

Tạo cơ hội hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước, thông qua thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa các DN Việt Nam với các DN đa quốc gia, các công ty sản xuất, lắp ráp trong nước và nước ngoài.

Xây dựng các khu CNHT tập trung để tạo cụm liên kết ngành; phát triển các ngành công nghiệp vật liệu nhằm tăng cường tính tự chủ về nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, từ đó nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm và DN Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Cần các chính sách chuyên biệt

Bà Trương Thị Chí Bình - Phó Chủ tịch Hiệp hội CNHT Việt Nam (VASI) đề xuất, về lâu dài, Chính phủ có thể ban hành Luật Công nghiệp hỗ trợ, Luật Phát triển công nghiệp để khẳng định tầm quan trọng của loại hình công nghiệp này, từ đó có các chính sách chuyên biệt nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp, đón các dòng đầu tư và dịch chuyển sản xuất từ các quốc gia.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp cũng cho rằng, trước tiên cần bảo đảm quy mô thị trường nội địa để phát triển CNHT trước khi hướng đến các thị trường xuất khẩu. Rất cần có các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ thị trường nội địa, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh để thúc đẩy phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp trong nước.

Tags:

相关文章