您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【epl bxh】Tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa hè

Cúp C28人已围观

简介Kiểm tra mức độ sinh sản của lăng quăng để có cách phòng trừ tại huyện Ðầm Dơi. ...

Báo Cà MauKiểm tra mức độ sinh sản của lăng quăng để có cách phòng trừ tại huyện Ðầm Dơi.

Mùa mưa đã đến, đây là thời điểm các loại dịch bệnh rất dễ phát sinh nếu người dân không có biện pháp chủ động phòng tránh hiệu quả. Tiến sĩ Trương Ðình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết:

Mùa hè là thời điểm dễ phát sinh nhiều dịch bệnh nguy hiểm như: sốt xuất huyết, tay - chân - miệng, tiêu chảy, cúm gia cầm... Ðặc biệt, gần đây bệnh do vi-rút Zika diễn biến rất phức tạp, trong đó Việt Nam đã phát hiện 2 ca.

Kiểm tra mức độ sinh sản của lăng quăng để có cách phòng trừ tại huyện Ðầm Dơi.  Ảnh: VŨ ANH

Nguyên nhân có nhiều, trong đó có một số điểm đáng chú ý như: không đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hoá; điều kiện thời tiết, khí hậu, nhiệt độ diễn biến bất thường, nóng ẩm mưa nhiều, muỗi và các véc tơ truyền bệnh phát sinh và phát triển; sự tập trung đông người ở các điểm vui chơi giải trí, du lịch; học sinh, sinh viên từ thành phố lớn về quê nghỉ hè...

- Tiến sĩ có thể khuyến cáo một số biện pháp phòng tránh dịch bệnh mùa hè?

Tiến sĩ Trương Ðình Bắc: Chúng ta có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh chung cho nhiều dịch bệnh mùa hè như hằng ngày, hằng tuần gia đình nên bỏ ra 10-15 phút để tầm soát các loại phế thải, vỏ xe, chung lọ, dụng cụ vỡ có thể đọng nước. Nên thả cá cho ăn lăng quăng hoặc đậy kín dụng cụ trữ nước.

Trong nhà, muỗi thường đậu trên các đồ dùng như móc áo, đồ dùng chứ ít đậu trên tường nhà. Do đó, chúng ta phải vệ sinh sạch sẽ, quần áo gấp gọn gàng. Muỗi vằn thường hay đậu vào các quần áo màu sẫm. Chúng hoạt động rất mạnh vào lúc sáng sớm và chiều tối.

Với muỗi trưởng thành thì trong giờ hoạt động của muỗi, chúng ta nên mặc quần áo dài, ngủ thì phải mắc mùng kể cả ban ngày và ban đêm. Một vấn đề nữa là trong các đợt cao điểm, ngành y tế hoặc chính quyền phun hoá chất diệt muỗi, gia đình nên hợp tác chặt chẽ với đội phun thuốc để làm sao nhà nào cũng được phun thuốc triệt để để muỗi trưởng thành chết hết. Nếu nhà phun, nhà không phun, muỗi sẽ tập trung qua nhà không được phun thuốc sẽ rất nguy hiểm. Trong mùa mưa, mỗi gia đình phải làm tốt công tác diệt muỗi, diệt lăng quăng.

Trong mùa hè này, cần lưu ý một số dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm có thể lây sang người. Hiện nay, khu vực phía Nam với lượng đàn gia cầm, thuỷ cầm nuôi khá nhiều ở một số khu vực. Trong đàn gia cầm, thuỷ cầm vẫn lưu hành vi-rút cúm H5N1 nên phải thực hiện vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh thú y tốt, đồng thời phối hợp với ngành thú y phát hiện sớm gia cầm bị bệnh. Khi gia cầm bị bệnh phải tiêu huỷ, tuyệt đối không được ăn.

Ngoài ra, cần tăng cường về mặt dinh dưỡng, sử dụng nước sạch để ăn, uống, sinh hoạt, làm tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên. Sau khi làm vệ sinh cho trẻ cũng phải rửa tay bằng xà phòng, điều này có thể giảm 50% nguy cơ mắc bệnh đường ruột và khoảng 30% nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp. Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định, rửa tay bằng xà phòng thường xuyên ở mỗi người như là một liều vắc-xin tự chế, rẻ tiền, hiệu quả.

Thực phẩm trong mùa hè rất dễ bị nhiễm bệnh, ôi thiu nên phải tuyệt đối thực hiện chỉ dẫn của ngành y tế. Nhiều người quan niệm, để thực phẩm trong tủ lạnh là an toàn, điều này không đúng. Khi để thực phẩm trong tủ lạnh vẫn có nguy cơ lây nhiễm chéo. Do đó, thực phẩm sống và chín phải để tách biệt, có thời hạn nhất định và bao gói cẩn thận. Trẻ em ở vùng nông thôn, vùng thiếu nước đặc biệt không nên uống nước lã...

- Riêng về bệnh do vi-rút Zika, phải làm sao để phòng tránh, thưa Tiến sĩ?

Tiến sĩ Trương Ðình Bắc: Bệnh do vi-rút Zika rất khó phát hiện vì đa số người bệnh khi mắc đều không có biểu hiện. Một số biểu hiện của bệnh có thể như: sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi và đau đầu..., nhưng bệnh sốt xuất huyết cũng có biểu hiện tương tự. Bệnh này chủ yếu do muỗi Aedes truyền, cũng là muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết.

Do đó, về phòng bệnh, chúng ta áp dụng các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng và các biện pháp khác như bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, cần đặc biệt chú ý bởi dịch bệnh do vi-rút Zika gây ra biến chứng đầu nhỏ cũng như một số biến chứng nghiêm trọng khác về não ở trẻ.

Phụ nữ mang thai cần áp dụng các biện pháp phòng, chống muỗi đốt để tránh lây truyền vi-rút Zika và khám thai định kỳ. Không nên đến vùng dịch khi không thật sự cần thiết. Ðối với phụ nữ có thai tại vùng dịch hoặc đi về từ vùng dịch, nếu có triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh, cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn.

- Xin cảm ơn Tiến sĩ!./.

Ðặng Duẩn thực hiện

Tags:

相关文章