【kq h2 anh】IMF tuyên bố Hy Lạp không còn trong tình trạng vỡ nợ
“Hy Lạp ngày hôm nay đã thanh toán hoàn toàn khoản nợ cho IMF…Do đó, Hy Lạp sẽ không còn nợ tiền IMF", phát ngôn viên của IMF, Gerry Rice khẳng định.
Khởi đầu tuần mới, Chính phủ Hy Lạp đã bắt đầu thanh toán hàng tỷ USD cho các chủ nợ là IMF và ECB nhờ vào khoản vay khẩn cấp 7,16 tỷ euro mà Liên minh châu Âu dành cho Hy Lạp để quốc gia này có thể thanh toán khoản nợ 4,2 tỷ USD cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), đáo hạn ngày 20/7 cũng như khoản nợ đối với IMF.
Hệ thống ngân hàng Hy Lạp ngày 20/7 đã hoạt động trở lại sau 3 tuần đóng cửa để ngăn chặn “cơn lũ" rút tiền.
Người dân đổ xô đến các ngân hàng để tiến hành giao dịch sau đợt đóng cửa kéo dài 3 tuần ước tính đã gây thiệt hại 3 tỷ euro cho nền kinh tế. Các ngân hàng Hy Lạp đóng cửa từ ngày 29/6 sau khi người dân hoảng loạn rút tiền ra khỏi ngân hàng trong bối cảnh khủng hoảng nợ đang ngày càng gia tăng.
Sau khi mở cửa trở lại, các ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục chỉ cung cấp một vài dịch vụ hạn chế, với lệnh cấm đối với hầu hết các giao dịch chuyển khoản đến ngân hàng nước ngoài – một trong số biện pháp kiểm soát vốn vẫn được duy trì. Tuy nhiên, hạn mức rút tiền mặt 60 USD một ngày đã được nới lỏng. Từ nay đến thứ 6, người dân Hy Lạp có thể rút rối đa 300 euro và sau đó, hạn mức 420 euro/tuần sẽ được áp dụng. Thẻ tín dụng để thanh toán quốc tế cũng đã được chấp nhận trở lại.
Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn bày tỏ sự thất vọng và phẫn nộ vì những hạn chế trong giao dịch tại ngân hàng.
Louka Katseli, Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Hy Lạp cho biết, khách hàng đã hoảng loạn rút 40 tỷ euro khỏi hệ thống ngân hàng Hy Lạp kể từ tháng 12 với lo ngại về sự an toàn đối với các khoản tiền gửi. Và chính điều này đã phá hủy khả năng hoạt động “bình thường” của hệ thống ngân hàng.
Bà cũng kêu gọi người dân gửi tiền trở lại vào ngân hàng để hỗ trợ hệ thống vượt qua thời kỳ khủng hoảng.
Kể từ đầu tuần này, thuế đánh trên nhiều loại hàng hóa và dịch vụ đã được điều chỉnh tăng như một phần trong gói thỏa thuận cải cách mà Chính phủ Hy Lạp đã đồng ý tuần trước, để đổi lại gói cứu trợ trong vòng 3 năm có trị giá 93 tỷ USD, với hy vọng sẽ ngăn chặn khả năng rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu của quốc gia đang đối mặt với khủng hoảng này.
Mức thuế đánh trên nhiều loại hàng hóa và dịch vụ tăng từ 13% lên 23%. Tryphone Alexiadis, Thứ trưởng Tài chính mới phụ trách về thuế của Hy Lạp cam kết, tất cả tiền thu được từ việc tăng thuế sẽ được chuyển vào công quỹ nhà nước và khẳng định rằng, một đợt thanh tra giám sát sẽ được tiến hành để chống gian lận thuế.
Cùng với việc tăng thuế, hệ thống lương hưu cũng sẽ được cải cách, cùng với việc cổ phần hóa tài sản nhà nước sẽ được tiến hành mà trước đây Chính phủ Hy Lạp phản đối./.
Mai Linh (theo AFP, REUTERS)
(责任编辑:La liga)
- Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
- Một con người bình dị đã về với đất mẹ
- 65 tiết mục tham gia hội diễn nghệ thuật CNVC
- Ngành cao su hướng tới sự phát triển bền vững
- Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- Nghiêm cấm nuôi đỉa và ốc bươu vàng
- Gương mẫu như người lính Cụ Hồ
- Tân Thành
- Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
- Việt Nam tham dự Hội chợ thủ công mỹ nghệ tại Italy
- Giá điều nhân xuất khẩu khởi sắc
- Nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng
- Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh
- Chưa thông qua đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng
- Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- Hớn Quản đầu tư 133 dự án phát triển kết cấu hạ tầng
- Hội thảo chuyên đề “Giải pháp phục hồi vườn tiêu”
- Báo Pháp ca ngợi ngành sản xuất càphê Việt Nam
- Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- Làm giàu nhờ kết hợp trồng trọt với chăn nuôi