Hoạt động bốc xếp gạo xuất khẩu. Ảnh TL minh họa Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất phương án xuất khẩu gạo TheệcxuấtkhẩutấngạoTổngcụcHảiquanlàmđúngquyđịtỷ lệ kèo truc tuyeno Tổng cục Hải quan, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2280/VPCP-NN (ngày 25/3/2020) của Văn phòng Chính phủ, Bộ Công thương đã làm việc với các đơn vị, trong đó có thành viên là Bộ Tài chính, tuy nhiên thời gian cuộc họp chỉ có 1/2 ngày nên chưa thể đánh giá được tổng thể nguồn cung và tình hình xuất khẩu gạo theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Về việc này, Bộ Tài chính đã có 2 lần tham gia ý kiến với Bộ Công thương, cụ thể: Tại công văn số 3905/BTC-QLG ngày 03/4/2020, Bộ Tài chính có đề nghị tiếp tục cho xuất khẩu gạo đối với gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ, gạo thơm; tạm dừng xuất khẩu loại gạo tẻ thường đến hết 15/6/2020 để đảm bảo mua đủ gạo dự trữ quốc gia. Ngày 10/4/2020, Bộ Tài chính có tiếp công văn số 4355/BTC-QLG có ý kiến như sau: Nhiều doanh nghiệp (DN) đã được phê duyệt kết quả trúng thầu và thông báo kết quả trúng thầu nhưng có văn bản từ chối ký hợp đồng hoặc không đến ký hợp đồng với số lượng 160.300 tấn, do vậy, Bộ Tài chính đề nghị chỉ cho phép xuất khẩu gạo đối với những DN đã trúng thầu với Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và phải ký hợp đồng giao hàng xong. Chỉ thực hiện xuất khẩu gạo sau ngày 15/6/2020. Không được ký hợp đồng xuất khẩu gạo tẻ thường mới (kể cả phụ lục hợp đồng làm thay đổi số lượng gạo xuất khẩu), tạm dừng xuất khẩu loại gạo tẻ thường đến hết 15/6/2020. Tiếp tục cho xuất khẩu gạo đối với gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ, gạo thơm. Bộ Công thương chủ trì xây dựng lộ trình hợp lý để thực hiện xuất khẩu gạo của những hợp đồng đã ký từ tháng 6/2020 đến tháng 12/2020 phù hợp với diễn biến dịch ở Việt Nam và thế giới, phù hợp với an ninh lương thực trong bối cảnh khả năng diễn ra khủng hoàng kinh tế toàn cầu. Tại công văn này, Bộ Tài chính cũng nêu rõ, theo phương án điều hành nêu trong dự thảo của Bộ Công thương cho thấy doanh nghiệp rất bị động trong quyết định phương án kinh doanh, thậm chí phải đền bù hợp đồng do không còn số lượng được xuất. Do vậy, Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án: Phương án 1: Giao Hiệp hội lương thực Việt Nam phân bổ chỉ tiêu xuất khẩu giữa các doanh nghiệp có sự giám sát của Bộ Công thương. Phương án 2: Giao Bộ Công thương phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, các ý kiến nêu trên không được Bộ Công thương tiếp thu. Theo Quyết định số 1106/QĐ-BCT ngày 10/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Công thương công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020, trong đó có quy định về nguyên tắc quản lý hạn ngạch như sau: Thương nhân đăng ký tờ khai hải quan trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước. Số lượng khai trên tờ khai hải quan đã đăng ký sẽ được trừ lùi vào số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4. Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4. Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan cho tới khi tổng số lượng đăng ký xuất khẩu của các tờ khai chạm mốc 400.000 tấn (tờ khai hải quan có số lượng vượt quá mốc 400.000 tấn sẽ không có giá trị làm thủ tục hải quan). Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4. Hệ thống xử lý tự động, không có sự can thiệp của công chức hải quan Tổng cục Hải quan cho biết, Quyết định số 1106/QĐ-BCT có hiệu lực kể từ 0g ngày 11/4/2020, nhưng tại thời điểm này Tổng cục Hải quan chưa nhận được bản chính thức từ Bộ Công thương. Đến 9g30 sáng ngày 11/4/2020 mới nhận được bản chụp do Bộ Công thương gửi qua thư điện tử. Ngày 13/4/2020, Tổng cục Hải quan mới nhận được bản chính thức. Căn cứ nguyên tắc quản lý hạn ngạch quy định tại Điều 2 Quyết định nêu trên, Tổng cục Hải quan tiến hành thiết lập các chỉ tiêu thông tin trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan (VNACCS) để tự động theo dõi trừ lùi số lượng gạo xuất khẩu trong hạn ngạch được phép xuất khẩu và áp dụng từ 0g ngày 12/4/2020. Việc trừ lùi sẽ được Hệ thống tự động thực hiện ngay sau khi người khai hải quan gửi thông tin tờ khai hải quan đến Hệ thống theo nguyên tắc tờ khai hải quan đăng ký trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước và Hệ thống sẽ tự động dừng tiếp nhận thông tin đăng ký tờ khai hải quan nếu số lượng đăng ký chạm mốc hạn ngạch được phép xuất khẩu (là 400.000 tấn), không có sự can thiệp của công chức hải quan. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong thời gian từ 0g – 6g15 ngày 12/4/2020 đã có 38 DN đăng ký 519 tờ khai xuất khẩu, với số lượng gạo đã đăng ký tờ khai xuất khẩu 399.989,43 tấn; trong đó có 01 DN đã đăng ký xuất khẩu 102 tờ khai, với 96.234 tấn; hạn ngạch xuất khẩu gạo chỉ còn 10,57 tấn. Vì vậy, các DN tiếp tục đăng ký tờ khai xuất khẩu với số lượng lớn hơn 10,57 tấn thì không được hệ thống tiếp nhận. Sau thời điểm 6g15 ngày 12/4/2020 đã có 02 DN (trong đó có 01 DN đã đăng ký tờ khai thời điểm trước đó) đăng ký 02 tờ khai với số lượng ít hơn 10,57 tấn thì được hệ thống tiếp nhận (15g10 đăng ký xuất 9 tấn và 19g34 đăng ký xuất 1,2 tấn). Hơn nữa, trong số 39 DN đăng ký xuất khẩu có 4 DN từ chối ký hợp đồng hoặc không đến ký hợp đồng bán gạo với Cục Dữ trữ Nhà nước khu vực nhưng đã đăng ký xuất khẩu, cụ thể: Tổng Công ty lương thực Miền Bắc, Công ty CP XNK Thuận Minh, Công ty CP Mỹ Tường, Công ty TNHH Phát Tài. Sự bất thường "né" trúng thầu của DN Cơ quan hải quan cho rằng DN không chủ động được phương án kinh doanh và "né" trúng thầu gao để xuất khẩu. Qua theo dõi, thống kê năm 2019 đã có 257 DN tham gia xuất khẩu gạo đi các nước, với tổng lượng xuất khẩu là 6.370,6 triệu tấn, đạt kim ngạch 2.806,3 triệu USD. Theo báo cáo của Bộ Công thương đến ngày 27/3/2020, tổng lượng gạo các DN thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã ký hợp đồng nhưng chưa giao hàng là 1,574 triệu tấn (các DN ngoài Hiệp hội là 910 tấn), trong đó phải giao từ nay đến 31/5/2020 là 1,385 triệu tấn gạo. Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, nhu cầu xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, với 257 DN tham gia xuất khẩu, trong khi tổng lượng được xuất khẩu trong tháng 4 theo Quyết định của Bộ Công thương chỉ là 400.000 tấn, điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp không thể đăng ký tờ khai xuất khẩu. Đồng thời, nhiều DN có dấu hiệu từ chối bán hàng cho dự trữ nhà nước, nhưng sẵn sàng xuất khẩu gạo như Tổng cục Hải quan đã đề cập và cơ quan báo chí phản ánh trong những ngày qua. Cụ thể, Bộ Tài chính đã đấu thầu được 178.000 tấn/190.000 tấn gạo theo kế hoạch năm 2020, nhưng hiện có 26 DN đã được phê duyệt kết quả trúng thầu và thông báo trúng thầu nhưng có văn bản từ chối ký hợp đồng hoặc không đến ký hợp đồng, với số lượng là 170.300 tấn, chỉ có 7.700 tấn đã ký hợp đồng. Tháo gỡ vướng mắc trong xuất khẩu gạo Trước tình hình nêu trên, để đảm bảo công tác quản lý nhà nước đối với mặt hàng gạo xuất khẩu; đảm bảo tính công khai, minh bạch và thuận lợi cho DN khi lên kế hoạch xuất khẩu gạo và xử lý lượng gạo hiện đang lưu giữ tại cửa khẩu nhưng chưa thể xuất khẩu, cơ quan hải quan kiến nghị: Thứ nhất, đối với các lô hàng gạo hiện đang tồn tại cảng chưa xuất khẩu, Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu các lô hàng gạo đã đưa vào cảng trước ngày 24/3/2020 nhưng chưa đăng ký tờ khai hải quan trong tháng 4/2020 được xác nhận bởi doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh cảng, cơ quan hải quan (theo phản ánh của Hiệp hội Lương thực Việt Nam là 146.453 tấn). Số lượng gạo xuất khẩu sẽ trừ vào hạn ngạch xuất khẩu. Thứ hai, giải pháp quản lý hạn ngạch trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid-19, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt số lượng gạo được phép xuất khẩu (không bao gồm gạo nếp) và định hướng lộ trình, tiến độ xuất khẩu; trên cơ sở đó, giao Bộ Công thương lựa chọn phương án tối ưu để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cụ thể theo một trong các phương án sau: Phương án 1: Giao Bộ Công thương tổ chức bán đấu giá hạn ngạch xuất khẩu gạo (tương tự như việc đấu giá hạn ngạch nhập khẩu đường đã và đang được Bộ Công thương triển khai). Theo đó, Bộ Công thương công bố công khai hạn ngạch gạo được xuất khẩu và chia thành các gói đấu giá. Các DN được phép tham gia đấu giá nếu đáp ứng các điều kiện sau: Đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo; đã trúng thầu cung cấp gạo, đã ký hợp đồng và hoàn thành việc giao gạo cho Cục Dự trữ nhà nước khu vực; ký thỏa thuận với ít nhất là 01 hệ thống siêu thị về việc đảm bảo cung cấp lượng dự trữ lưu thông 5% khi được yêu cầu. Trường hợp DN đáp ứng các điều kiện nêu trên và được Bộ Công thương thông báo DN đấu giá, cơ quan hải quan sẽ giải quyết thủ tục xuất khẩu theo quy định. Phương án 2: Giao Bộ Công thương phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo cho các DN đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh gạo theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP. Để đảm bảo công khai, minh bạch, cũng như cần có thời gian để Tổng cục Hải quan mở lại hệ thống (sau khi ngừng tiếp nhận tờ khai do hết hạn ngạch) khi ban hành Quyết định phân bổ hạn ngạch xuất khẩu, Bộ Công thương cần thống nhất với Bộ Tài chính (cụ thể là Tổng cục Hải quan) về thời điểm bắt đầu áp dụng để thông báo công khai cho các DN biết, thực hiện. Sau khi chấm dứt dịch bệnh Covid-19, đề nghị Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đánh giá tình hình sản xuất lúa gạo trong nước, nhu cầu dự trữ quốc gia và tiêu dùng trong nước, nếu đảm bảo ổn định cung cầu thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép các DN được tiếp tục thực hiện việc kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP; không áp dụng quản lý bằng hạn ngạch xuất khẩu. Về biện pháp xử lý đối với các trường hợp vi phạm chính sách quản lý gạo xuất khẩu, Thủ tướng Chính phủ giao cơ quan chức năng tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ các tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện nghiêm Nghị định 107/2018/NĐ-CP, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 121/TB-VPCP ngày 23/3/2020 và công văn số 2827/VPCP-KTTH ngày 10/4/2020, có hay không dấu hiệu trục lợi từ chính sách quản lý hạn ngạch xuất khẩu gạo để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Về việc đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia, "hiện nay theo quy định của Luật Đấu thầu, trường hợp nhà thầu trúng thầu nhưng từ chối ký kết hợp đồng thì bị thu bảo đảm dự thầu từ 1% đến 3% giá gói thầu. Với mức quy định này chưa đủ ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu khi trúng thầu", Tổng cục Hải quan nhấn mạnh./. Ngọc Linh |