游客发表

【giải bóng đá thổ nhĩ kỳ hôm nay】Điểm yếu của hệ thống phòng thủ tên lửa NATO trước mối đe dọa Triều Tiên

发帖时间:2025-01-12 08:44:31

diem yeu cua he thong phong thu ten lua nato truoc moi de doa trieu tien

Hệ thống lá chắn tên lửa AEGIS Ashore của Mỹ tại căn cứ Deveselu,ĐiểmyếucủahệthốngphòngthủtênlửaNATOtrướcmốiđedọaTriềuTiêgiải bóng đá thổ nhĩ kỳ hôm nay Tây Nam Bucharest, Romania.

Mỹ nói rằng lá chắn này, hơn một thập kỷ qua vẫn trong tiến trình "thai nghén", là cần thiết để bảo vệ châu Âu trước cái gọi là các cường quốc ngang ngạnh - thuật ngữ mà Washington thường dùng để ám chỉ Triều Tiên và Iran. Tuy nhiên, trong bối cảnh một số thành phố ở châu Âu như Berlin (Đức), Paris (Pháp) và London (Anh) kể từ năm 2018 có khả năng nằm trong tầm tấn công của tên lửa Triều Tiên thì giới quan chức cho rằng hệ thống lá chắn tên lửa của liên minh do Mỹ dẫn đầu này cần có thêm nhiều rađa và các máy bay đánh chặn đặc biệt để triệt hạ một tên lửa từ Bình Nhưỡng.

Theo chuyên gia về phòng thủ tên lửa của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), Michael Elleman, phạm vi hoạt động của lá chắn tên lửa của NATO hiện nay khá hẹp, đồng thời thiếu các rađa cảnh báo sớm để có thể bắn hạ các tên lửa của Triều Tiên. Đây là một điểm yếu của hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Chuyên gia Elleman cho rằng việc sớm lần ra dấu vết các tên lửa cũng tương đối khó bởi tên lửa của Triều Tiên sẽ bay qua vùng lãnh thổ Nga, nơi NATO không thể đặt rađa.

Trong khi đó, các chuyên gia về vũ khí nhận định rằng nếu NATO sử dụng loại máy bay đánh chặn có thể hạ gục tên lửa đạn đạo của Triều Tiên thì sẽ vi phạm thỏa thuận kiểm soát vũ khí thời kỳ Xô viết giữa Mỹ và Nga vì phạm vi hoạt động của loại máy bay này rộng hơn. Moscow từ lâu vẫn phản đối các kế hoạch Mỹ dựng lá chắn tên lửa với lý do mục đích thực sự của lá chắn này là nhằm vô hiệu hóa kho hạt nhân của Nga, chứ không phải để phản ứng với mối đe dọa được cho là xuất phát từ "các quốc gia ngang ngạnh". Vì thế, các mối quan ngại chiến lược của Nga sẽ khiến Moscow khó có thể đàm phán lại hiệp ước Các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) năm 1987, điều mà giới chuyên gia về vũ khí cho là cần thiết nếu muốn một tấm lá chắn tên lửa Triều Tiên thực sự hoạt động hiệu quả.

Các kế hoạch của NATO nhằm đối đầu với bất kỳ mối đe dọa nào từ Bình Nhưỡng đều mới đang trong giai đoạn "phôi thai". Sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 với cường độ mạnh nhất hôm 3/9, hai quan chức ngoại giao cấp cao của NATO cho rằng vấn đề bảo vệ châu Âu trước mối đe dọa Triều Tiên mới chỉ bắt đầu được đưa ra thảo luận tại trụ sở của NATO ở Brussels. Một nhà ngoại giao khác của NATO nói rằng mặc dù các nhà phân tích tin rằng sớm nhất phải đến năm 2018 Triều Tiên mới thực sự sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa, song các đồng minh châu Âu trong NATO vẫn có thể trở thành mục tiêu của Triều Tiên khi Bình Nhưỡng muốn thông qua việc đe dọa các nước này để cảnh báo Mỹ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh đây chỉ là sự suy đoán.

Hệ thống lá chắn này, được điều khiển từ căn cứ của NATO ở Đức, bao gồm các rađa và máy bay đánh chặn trải dài từ Đông Âu sang Địa Trung Hải. Địa điểm cuối cùng của tấm lá chắn là tại Ba Lan, sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2018, mở rộng "chiếc ô" châu Âu từ Greenland và Azores.

Để bắn hạ một tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên sẽ cần một thế hệ đánh chặn mới là Block II, hiện vẫn đang trong quá trình phát triển. Nó có khả năng bắn hạ các tên lửa đạn đạo sớm hơn và ở độ cao hơn nhiều. Tuy nhiên, chuyên gia Elleman nói rằng các địa điểm đặt lá chắn tên lửa của Mỹ ở Alaska và California, cũng như ở Nhật Bản và Hàn Quốc, chắc chắn sẽ được coi là ưu tiên hàng đầu, sau đó mới đến châu Âu, khi nó hoàn tất vào năm 2018.

    热门排行

    友情链接