(CMO) Cà Mau đang quyết tâm đến năm 2025 kinh tế số chiếm 10% GRDP; tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%. Thực hiện quyết tâm này, ngay từ tháng 12/2020, tỉnh bắt tay vào thực hiện “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 749/QÐ-TTg, ngày 3/6/2020, của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, tỉnh sẽ xây dựng nền hành chính phục vụ tận tâm, hiệu quả thông qua các app và nền tảng công nghệ số, đẩy mạnh kết nối người dân, doanh nghiệp và chính quyền, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức.
VNPT là đơn vị đồng hành cùng Cà Mau thực hiện chuyển đổi số. Để có thêm thông tin về sự chuẩn bị cũng như những quyết tâm của đơn vị đồng hành, phóng viên báo Cà Mau có cuộc phỏng vấn bà Hồ Lệ Quyên, Phó giám đốc VNPT Cà Mau, Giám đốc Trung tâm Kinh doanh VNPT Cà Mau, về một số nội dung liên quan.
Cùng với sự trang bị hiện đại về hạ tầng và nhân lực, VNPT Cà Mau tự tin có đầy đủ những điều kiện tốt để đồng hành chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn 2021-2025 và thời gian kế tiếp. - Là đơn vị đồng hành nhiều lĩnh vực về công nghệ thông tin - viễn thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhiều năm qua, xin bà cho biết triển vọng của Cà Mau trong tiến trình chuyển đổi số?
Bà Hồ Lệ Quyên: Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã thể hiện rõ chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số là chủ trương lớn, được thể chế hoá bằng nhiều quy định. Điều này cũng đã được thể hiện trong Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và Kế hoạch Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, tập trung vào mục tiêu cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho người dân; nâng cao tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường số; hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia; nâng cao tỷ trọng kinh tế số trong GDP và trong từng ngành, từng lĩnh vực…
Tại Cà Mau, những chủ trương, định hướng đó đã được UBND tỉnh cụ thể hoá bởi Kế hoạch số 137/KH-UBND, ngày 3/12/2020, về việc triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. VNPT Cà Mau hoàn toàn chia sẻ những mục tiêu, định hướng, nội dung kế hoạch hành động và tin tưởng rằng, với khí thế và quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt, hiệu lực, hiệu quả, tỉnh Cà Mau sẽ sớm hoàn thành kế hoạch đề ra; vươn mình trở thành một trong những điểm sáng về cải cách hành chính, số hoá mọi hoạt động của chính quyền và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Thời gian qua, với vai trò tiên phong về phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin, Tập đoàn VNPT tự hào được đồng hành cùng Chính phủ và các cơ quan Trung ương, đồng thời Tập đoàn VNPT cũng đã giao trọng trách cho VNPT Cà Mau cùng đồng hành với chính quyền, các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh triển khai các chương trình, dự án lớn, quan trọng, mang tính nền tảng. VNPT Cà Mau đã và đang phối hợp triển khai hệ sinh thái chính quyền số tại nhiều sở, ngành, các huyện/thành phố đến tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Tiêu biểu như: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice; Hệ thống Thông tin báo cáo toàn tỉnh VNPT-VSR; Hệ thống quản lý YTCS và HSSK toàn tỉnh; Cổng thông tin điện tử toàn ngành giáo dục; Hệ thống quản lý lao động, việc làm trên toàn tỉnh; đường truyền kết nối hợp trực tuyến các cấp; hỗ trợ tổng đài tư vấn phòng chống dịch Covid-19…
Với những kết quả đã đạt được và những hành động quyết liệt, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ tích cực của toàn dân như hiện nay, tôi tin tưởng rằng Cà Mau sẽ trở thành một trong những tỉnh hình mẫu trong cả nước về chuyển đổi số thành công, đóng góp quan trọng trong tiến trình đưa Việt Nam trở thành quốc gia số trong tương lai không xa.
- Cà Mau vừa ký kết hợp tác giai đoạn mới với VNPT, trong đó rất quan tâm về chuyển đổi số, vậy VNPT Cà Mau đã có những bước chuẩn bị gì để đảm bảo nền tảng phát triển như kỳ vọng, thưa bà?
Bà Hồ Lệ Quyên: Ngày 9/12/2021, UBND tỉnh Cà Mau đã cùng với Tập đoàn VNPT ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện Viễn thông - Công nghệ thông tin giai đoạn 2021-2025. Đây là bước tiếp theo sau thoả thuận hợp tác giai đoạn 2015-2020 và cũng là kết quả của sự tin tưởng, là cơ sở, nền tảng vững chắc cho việc mở rộng hoạt động hợp tác chiến lược, lâu dài, bền vững giữa UBND tỉnh Cà Mau và Tập đoàn VNPT.
Đồng thời, đây có thể được xem là minh chứng khẳng định sự tin tưởng để VNPT Cà Mau đồng hành cùng tỉnh nhà trên con đường xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt trong xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 như hiện nay. VNPT Cà Mau được tạo điều kiện để cùng với chính quyền các cấp thực hiện những nhiệm vụ chiến lược, quyết tâm hiện thực hoá chủ trương chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số tại tỉnh Cà Mau.
Tại địa bàn tỉnh Cà Mau, VNPT có trên 600 cán bộ, nhân viên được tập đoàn đào tạo bài bản, được trao đổi kinh nghiệm thường xuyên. VNPT Cà Mau tự tin có đầy đủ những điều kiện tốt nhất để đồng hành hiệu quả với tỉnh nhà về chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trong giai đoạn 2021-2025 và thời gian kế tiếp.
Thoả thuận hợp tác chiến lược về Viễn thông - Công nghệ thông tin giai đoạn 2021-2025 như đã nói, sẽ là tiền đề quan trọng để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này. Chúng tôi cam kết sẽ huy động đội ngũ nhân viên kỹ thuật tốt nhất, bắt tay ngay vào việc thực hiện các kế hoạch đảm bảo đồng bộ với định hướng của tỉnh, tiếp cận kịp thời công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. VNPT Cà Mau cam kết đảm bảo hạ tầng viễn thông băng rộng cố định và di động với độ phủ sóng lớn nhất, công nghệ tiên tiến nhất, đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về thông tin liên lạc phục vụ tốt mọi hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành trong tỉnh nhà.
- Cũng như nhiều chương trình khác đều lấy con người làm trọng tâm, chuyển đổi số cũng thế. Bà đánh giá thế nào về sự tiếp cận, ứng dụng các tiện ích của người dân Cà Mau hiện nay?
Bà Hồ Lệ Quyên: Trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi, từng bước thích ứng với trạng thái bình thường sau đại dịch Covid-19, chuyển đổi số là chiến lược tất yếu, là lựa chọn cần thiết giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển.
Tất cả các giải pháp công nghệ số đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là tiện ích của người dân. Chính vì vậy, sự tiếp cận, ứng dụng các tiện ích của người dân đóng vai trò quyết định trong tiến trình chuyển đổi số.
Với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động, tỉnh Cà Mau đã qua luôn tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm tạo ra những động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy giá trị đổi mới sáng tạo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Theo đánh giá của tôi, việc tiếp cận, trải nghiệm các ứng dụng tiện ích của người dân Cà Mau cũng đã khá nhiều.
Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn, theo tôi, chúng ta cần phải có tăng cường truyền thông, hướng dẫn tích cực, thiết thực để nâng cao trải nghiệm của người dân. Hiện nay, UBND tỉnh đã thành lập tổ công nghệ số cộng đồng và hoạt động chính của tổ công nghệ số là tập huấn, hướng dẫn trực tiếp cho người dân sử dụng các tiện ích của công nghệ số. Bắt đầu sẽ thí điểm tại một vài xã, sau đó sẽ nhân rộng. Đây cũng là giải pháp đột phá, sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy nhận thức và hiểu biết của người dân, doanh nghiệp về lợi ích và tầm quan trọng của chuyển đổi số.
- Xin cảm ơn bà!
Phong Phú thực hiện
【crystal palace vs bournemouth】Nền tảng cho chuyển đổi số
人参与 | 时间:2025-01-11 06:38:31
相关文章
- Clip CSGT Lâm Đồng dọn đá sạt lở trên đèo Bảo Lộc trước khi hy sinh
- Jang Mi vét cạn túi làm MV với 2 chàng trai đẹp
- Infographic: Danh mục văn bản Hướng dẫn an toàn phòng, chống dịch Covid
- Bộ trưởng Bộ Tài chính: Năm 2017, thị trường chứng khoán sẽ tích cực hơn
- Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
- TP. Hồ Chí Minh: Standard Chartered hỗ trợ 460 triệu đồng chống dịch
- NVL tăng trần trong phiên chào sàn
- Siết chặt cấp bảo lãnh Chính phủ: Giảm "khủng"
- Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- 8 địa phương đang kiểm soát tốt dịch Covid
评论专区