【kết quả trận sassuolo】Cam kết về sở hữu trí tuệ trong EVFTA: Cam go bài toán thực thi
EVFTA sẽ tác động lớn đến pháp luật Việt Nam
Cùng với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP),ếtvềsởhữutrítuệtrongEVFTACamgobàitoánthựkết quả trận sassuolo Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được dự báo sẽ không chỉ có tác động đến nền kinh tế mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến thể chế pháp luật của Việt Nam. Trong đó, theo các chuyên gia kinh tế nhận định, EVFTA sẽ tác động trực tiếp vào lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Tại Hội thảo rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết EVFTA về sở hữu trí tuệ, công bố kết quả rà soát và đề xuất điều chỉnh từ góc độ lợi ích của doanh nghiệp ngày 3/1, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) cho biết, khi Việt Nam đàm phán và cam kết trong các hiệp định thương mại tự do mới, trong đó nổi bật là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì không chỉ cam kết các vấn đề liên quan đến thuế quan, mở cửa thị trường, mà còn rất nhiều cam kết sâu liên quan đến thể chế và những quy tắc pháp luật trong nước.
“Điều đó có nghĩa là khi chúng ta thực thi các hiệp định này chắc chắn sẽ phải thay đổi hệ thống pháp luật, chính sách quy định và thể chế trong nước, nhằm đạt được hiệu quả nhất những cam kết đã đưa ra”, bà Trang nhấn mạnh.
Cũng theo bà Trang, trong EVFTA, chương về sở hữu trí tuệ là một trong rất ít những chương lớn nhất. Trong đó có rất nhiều cam kết về tiêu chuẩn bảo vệ sở hữu trí tuệ cũng như việc thực thi những biện pháp sở hữu trí tuệ.
Đại diện VCCI phân tích, hiện nay hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của nước ta đang thực hiện theo các cam kết về sở hữu trí tuệ trong hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của WTO (gọi tắt là TRIPS).
Tuy nhiên, qua nghiên cứu cho thấy, EU là nguồn xuất khẩu sản phẩm sở hữu trí tuệ hàng đầu thế giới, do đó có những quy định ở mức cao hơn nhiều so với chuẩn của WTO.
Thực thi thế nào?
Trình bày về kết quả rà soát pháp luật Việt Nam, bà Trang cho biết, ban đầu nhiều ý kiến cho rằng sự chênh lệch giữa pháp luật hiện tại của nước ta với các cam kết của EVFTA là khó khăn lớn nhất. Tuy nhiên, trong quá trình rà soát mới phát hiện ra vấn đề khó khăn hơn cả nằm ở câu chuyện thực thi. Các cam kết trong EVFTA đều yêu cầu ở mức bảo hộ hiệu quả và thích đáng. Điều đó có nghĩa là họ nhấn mạnh vào việc thực thi những quy định như thế nào để quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ một cách hiệu quả nhất.
“Ở Việt Nam, trong vấn đề sở hữu trí tuệ dường như có một khoảng cách quá xa giữa các quy định trong văn bản với việc thực hiện trên thực tế. Chúng tôi cho rằng, đối với việc bảo hộ các quyền ở hữu trí tuệ theo tiêu chuẩn pháp luật hiện tại của nước ta đã khó khăn, thì với mức bảo hộ cao hơn trong các cam kết của EVFTA, việc thực thi sẽ còn khó khăn hơn gấp bội”, bà Trang phân tích.
Đồng quan điểm trên, Luật sư Quách Minh Trí - Công ty BMVN International LLC Lawyer & IP Agent cho rằng, vấn đề quan trọng nhất ở đây không phải nằm ở sự tương thích và không tương thích trong luật pháp, mà là việc chúng ta sẽ thực thi luật pháp về sở hữu trí tuệ như thế nào để thỏa mãn được cam kết trong Hiệp định.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, khi EVFTA có hiệu lực theo cam kết, sẽ có sự hỗ trợ của các đối tác để nước ta thực thi tốt hơn về quyền sở hữu trí tuệ.
“Đây là cơ hội để Việt Nam cải thiện tất cả các khía cạnh, từ nhận thức của người sử dụng về những sản phẩm được bảo hộ cho đến năng lực hay thể chế của cơ quan thực thi cũng như sự chủ động của các chủ thể trong việc bảo vệ quyền của mình”, bà Trang nhận định./.
Tố Uyên