当前位置:首页 > World Cup

【bảng xếp hạng hàn quốc 1】Vị quan thanh liêm bậc nhất sử Việt, sánh ngang với Khổng Minh của Trung Hoa?

(VTC News) -

Ông là một trong những vị quan thanh liêm nhất lịch sử phong kiến Việt Nam,ịquanthanhliêmbậcnhấtsửViệtsánhngangvớiKhổngMinhcủbảng xếp hạng hàn quốc 1 không vì vàng bạc châu báu mà làm chuyện đại nghịch.

Người được nhắc tới chính là Thái phó Tô Hiến Thành.

Tô Hiến Thành (1102-1179) quê làng Hạ Mỗ (nay thuộc Đan Phượng, Hà Nội). Ông được các nhà sử học đánh giá là bậc hiền thần văn võ song toàn, phụ chính qua hai triều vua Lý là Lý Anh Tông và Lý Cao Tông.

Sự nghiệp của ông được Việt sử yếu ghi: “Ở trong nước, ông dẹp yên loạn Thân Lợi làm phản, chống lại triều đình nhà Lý; ở bên ngoài, ông thu phục được nước Ai Lao và nước Ngưu Hống. Hai lần làm chức quan Phụ chính, mà trước sau họ Tô vẫn giữ trọn vẹn một tiết”.

Tô Hiến Thành là một trong những vị quan thanh liêm nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. (Ảnh minh hoạ)

Tô Hiến Thành là một trong những vị quan thanh liêm nhất lịch sử phong kiến Việt Nam. (Ảnh minh hoạ)

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Tô Hiến Thành là một trong những vị quan thanh liêm nhất lịch sử phong kiến Việt Nam, được thể hiện qua việc ông từ chối nhận vàng bạc đút lót. Sự việc xảy ra vào năm Ất Mùi (1175), khi vua Lý Anh Tông mất.

Vua có hai con trai là Long Xưởng và Long Cán. Trước đó một năm, con trưởng Long Xưởng ăn ở vô đạo, đã bị truất ngôi thái tử. Long Cán được vua cha cho thay giữ ngôi vị này.

Mẹ của Long Xưởng là Chiêu Linh thái hậu buộc phải vâng lệnh, nhưng trong lòng ấm ức, muốn con mình được làm thái tử. Đến khi Lý Anh Tông trở bệnh nguy kịch, bà tìm cách thuyết phục nhà vua một lần nữa. Một cuộc đối đáp rất đáng ghi nhớ diễn ra giữa vua Lý Anh Tông, Tô Hiến Thành và Chiêu Linh thái hậu.

Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép về sự kiện này như sau: “Trước đó, khi vua ốm nặng, hoàng hậu họ Đỗ lại xin lập Long Xưởng. Vua nói, làm con bất hiếu thì trị dân làm sao được? Ít lâu sau, nhà vua băng hà, để lại di chiếu cho Long Trát (hay Long Cán) lên ngôi và giao cho Tô Hiến Thành phò tá ấu chúa.

Bấy giờ, Đỗ Thái hậu muốn phế Long Trát để lập con trai lên làm vua, bèn đem vàng bạc đút cho vợ của Tô Hiến Thành. Tô Hiến Thành biết được, đã nói rằng: "Ta là đại thần nhận mệnh của tiên tổ để lo giúp đỡ vua còn bé, nay lại lấy của đút mà làm chuyện phế lập thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới suối vàng".

Thái hậu lại gọi Tô Hiến Thành đến thuyết phục nhưng ông vẫn một mực nói “làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ đâu có chịu làm, huống chi lời của tiên đế còn ở bên tai, điện hạ lại không nghe việc của Y Doãn, Hoắc Quan hay sao? Thần không dám vâng lệnh”.

Âm mưu không thành, bà ta vẫn chưa chịu từ bỏ. Năm 1178, khi hết quốc tang, bà lại ban yến cho quần thần ở điện của mình và dụ rằng: "Hiện nay, tiên đế đã chầu trời, vua nối ngôi thơ ấu, nước Chiêm Thành thất lễ, người phương Bắc quấy nhiễu. Các khanh chịu ơn nặng của triều đình, nên lo việc của nước nhà. Kế sách ngày nay không gì bằng lập lại thái tử, để vận nước được lâu dài, lòng dân được yên".

Các quan đều chắp tay tâu:“Thái phó nhận mệnh rõ ràng của thiên tử, bệ hạ cũng đã nhiều lần dỗ bảo rồi, bọn thần không dám trái mệnh”. Tô Hiến Thành lúc bấy giờ lãnh cấm binh, nghiêm hiệu lệnh, thưởng phạt công bằng, quần thần lẫn người trong nước đều hết sức nể phục.

Năm 1179, Tô Hiến Thành mất. Vua Lý Cao Tông đã bãi chầu 7 ngày, ăn chay 3 ngày để tang, tỏ rõ sự kính trọng đặc biệt đối với ông. Đời sau, ông được đem ra so sánh với Gia Cát Võ Hầu (Khổng Minh) - vị quân sư nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Kim Nhã

分享到: