【keo ca cuoc bong da truc tuyen hom nay】Phấn đấu đến 2020, dư nợ thị trường trái phiếu khoảng 45% GDP

 人参与 | 时间:2025-01-25 09:57:19

chung

Tính đến 30/6/2017,ấnđấuđếndưnợthịtrườngtráiphiếukhoảkeo ca cuoc bong da truc tuyen hom nay quy mô thị trường trái phiếu đạt 39,44% GDP năm 2016.

Chúng ta sẽ phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra trong lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Đây là chia sẻ của bà Phan Thị Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân hàng, Bộ Tài chính khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.

PV: Xin bà cho biết những kết quả chính của thị trường trái phiếu chính phủ từ đầu năm tới nay?

- Bà Phan Thị Thu Hiền:Trong nửa đầu năm 2017, kinh tế vĩ mô ổn định, hoạt động của thị trường tiền tệ thuận lợi, nên đã hỗ trợ hoạt động của thị trường trái phiếu nói chung, thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) nói riêng. Theo đó, thị trường TPCP 6 tháng đầu năm đã đạt được kết quả rất tốt cả về khối lượng phát hành, kỳ hạn phát hành và chi phí huy động.

Theo đó, về khối lượng phát hành, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã huy động được 125.745 tỷ đồng TPCP, bằng 68,6% kế hoạch năm 2017 (183.300 tỷ đồng). Tính đến 30/6/2017, quy mô thị trường trái phiếu đạt 39,44% GDP năm 2016, trong đó thị trường TPCP đạt 29,48% GDP năm 2016.

Về kỳ hạn phát hành, trong điều kiện thị trường thuận lợi, Bộ Tài chính đã phát hành 100% TPCP có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, trong đó 55,2% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 10 năm trở lên. Theo đó, kỳ hạn phát hành bình quân tính từ đầu năm đến nay là 14,1 năm (cả năm 2016 là 8,71 năm) góp phần đảm bảo tính bền vững của danh mục nợ TPCP.

Bên cạnh đó, lãi suất phát hành bình quân TPCP trong 6 tháng đầu năm 2017 giảm ở tất cả các kỳ hạn ở mức 6,28%/năm so với mức 6,49%/năm của năm 2016, tiết kiệm chi phí huy động vốn cho ngân sách nhà nước.

hien

Bà Phan Thị Thu Hiền

PV: Thưa bà, Thủ tướng vừa chính thức phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn 2030. Xin bà cho biết, đâu là những “điểm nhấn” quan trọng nhất của lộ trình này?

- Bà Phan Thị Thu Hiền:Với quan điểm phát triển thị trường trái phiếu cả về chiều rộng và chiều sâu, phù hợp với mức độ phát triển của nền kinh tế, đồng bộ với các cấu phần khác của thị trường tài chính, tại Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể để phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020 và năm 2030; đồng thời bao gồm hệ thống các giải pháp từ khung khổ chính sách, thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp, phát triển hệ thống nhà đầu tư và các định chế trung gian, cơ sở hạ tầng thị trường.

Theo lộ trình này, thị trường TPCP sẽ tập trung phát triển các nhà tạo lập thị trường trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp theo thông lệ quốc tế; thực hiện đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư trong đó ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn để phát tiển thị trường TPCP theo hướng bền vững, đổi mới cơ chế đầu tư của Bảo hiểm xã hội (BHXH) theo hướng chuyên nghiệp để BHXH đóng vai trò là nhà đầu tư trọng yếu trên thị trường TPCP giúp điều hòa và bình ổn thị trường.

Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) sẽ tập trung vào việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn và tăng cường tính công khai minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu; hoàn thiện cơ sở hạ tầng để phát triển thị trường TPDN thông qua việc xây dựng chuyên trang thông tin về TPDN.

PV: Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đưa ra khá nhiều con số mục tiêu cụ thể. Đâu là cơ sở để đưa ra những con số khá ấn tượng này, thưa bà?

- Bà Phan Thị Thu Hiền:Tại lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đã ra một số mục tiêu cụ thể trong phát triển thị trường trái phiếu, bao gồm:

Phấn đấu đưa dư nợ thị trường trái phiếu đạt khoảng 45% GDP vào năm 2020 và khoảng 65% GDP vào năm 2030, trong đó dư nợ thị trường TPCP, TPCP bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương đạt khoảng 38% GDP vào năm 2020 và khoảng 45% GDP vào năm 2030, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 7% GDP vào năm 2020 và khoảng 20% GDP vào năm 2030; phấn đấu kỳ hạn bình quân danh mục phát hành TPCP trong nước giai đoạn 2017 - 2020 đạt 6 - 7 năm; giai đoạn 2021 - 2030 đạt 7 - 8 năm; tăng khối lượng giao dịch TPCP, TPCP bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương bình quân phiên lên mức 1% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2020 và 2% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2030; tăng tỷ trọng TPCP do các công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nắm giữ lên mức 50% năm 2020 và mức 60% vào năm 2030.

Căn cứ đề xuất các mục nêu trên là tình hình và chính sách phát triển kinh tế vĩ mô cũng như kết quả đạt được của thị trường trái phiếu giai đoạn 2011 - 2016. Với sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong thực hiện chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ; sự phối hợp và tham vấn thường xuyên giữa cơ quan quản lý, các tổ chức phát hành và thành viên thị trường trái phiếu, chúng ta sẽ phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra trong Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

PV: Quyết định của Thủ tướng nêu rõ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức triển khai thực hiện lộ trình. Vậy bà có thể cho biết, đâu là những bước ưu tiên mà Bộ Tài chính đưa ra để thực hiện lộ trình này?

- Bà Phan Thị Thu Hiền:Quyết định 1191/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tại phụ lục của quyết định, đối với mỗi giải pháp đều có khung thời gian thực hiện và trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các đơn vị có liên quan. Theo đó, Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030 sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý, các thành viên tham gia thị trường trái phiếu, các chủ thể tham gia huy động vốn trên thị trường trái phiếu triển khai thực hiện.

Quan điểm phát triển thị trường trái phiếu trong giai đoạn 2017 - 2020 và tầm nhìn đến 2030 là tiếp tục tập trung phát triển thị trường TPCP làm nền tảng cho sự phát triển của thị trường trái phiếu; đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn, góp phần tăng cường quản trị và công khai thông tin doanh nghiệp.

PV: Xin cảm ơn bà!

Duy Thái (thực hiện)

顶: 1踩: 92