【nhan dinh han quoc】Vững vàng mở cửa nền kinh tế
Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế | |
Củng cố vững chắc các động lực tăng trưởng để nền kinh tế phục hồi nhanh | |
Xung lực phục hồi nền kinh tế |
Ảnh minh họa |
Nhiều cơ hội tăng tốc xuất khẩu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên: Khẩn trương xây dựng chiến lược mới về hội nhập kinh tế quốc tế thông qua tham gia có chọn lọc các FTA Năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề, chưa từng có của đại dịch Covid - 19, song kim ngạch XNK đã chạm mốc 668,5 tỷ USD, đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Bộ Công Thương đã và đang tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường XK; ưu tiên hoạt động xúc tiến XK và sớm khôi phục các thị trường XK sau dịch Covid-19; tập trung theo dõi sát từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu NK nhằm khai thác thị trường và thúc đẩy XK... Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ khẩn trương xây dựng chiến lược mới về hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tham gia có chọn lọc các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới; đồng thời, tập trung triển khai có hiệu quả các FTA Việt Nam đã tham gia, bảo đảm sự phát triển bền vững; tích cực đẩy mạnh quan hệ kinh tế với các đối tác lớn, có tiềm năng nhằm tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế, thương mại trong nước. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng sẽ tăng cường hỗ trợ DN trong quá trình thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh và sản xuất, XNK hàng hóa; đặc biệt là định hướng, hỗ trợ các DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài để tiếp cận công nghệ tiên tiến, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc nhằm thay đổi tầm nhìn và kỹ năng lao động, từ đó giúp DN Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. |
Những ngày cuối cùng của năm 2021, năm nhiều biến động, khó khăn không chỉ với các doanh nghiệp Việt Nam mà trên toàn thế giới, đã trôi qua. Kết quả thu về là những con số khô khan trên báo cáo đã không nói hết được sự gian nan vất vả, và những cú chuyển mình đột phá, những trăn trở “tìm cơ trong nguy” của mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành hàng.
Đơn cử như với ngành dệt may, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chia sẻ: “Năm 2021, có thời điểm dường như chúng tôi đã rơi vào thế tuyệt vọng”. Khó khăn, đặc biệt với những DN ở các tỉnh phía Nam, khi phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, dẫn đến chuỗi sản xuất gần như bị đứt gãy. Vậy nên kết quả đạt con số 39 tỷ USD kim ngạch XK trong năm 2021 (tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019) được xem là kỳ tích, trong đó chứa đựng bao sự gian nan, bao nỗi trăn trở tìm cơ hội, chớp thời cơ, tận dụng lợi thế của từng doanh nghiệp.
Tương tự, ở ngành hàng thuỷ sản, trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) Trần Đình Luân xúc động nói: “Năm 2021, ngành thủy sản đã thoát hiểm ngoạn mục”. Tại thời điểm đến hết tháng 10/2021, toàn ngành chỉ đưa ra dự báo XK cả năm đạt khoảng 8,4-8,6 tỷ USD thay vì kết quả cuối cùng 8,89 tỷ USD đạt được. Tuy nhiên, giai đoạn các tháng cuối năm tình hình khởi sắc rõ rệt. Đặc biệt, tính riêng trong tháng 12/2021, trị giá XK thủy sản đã đạt tới 900 triệu USD.
Tiếp nối đà tăng trưởng, XK nhiều ngành hàng quan trọng của Việt Nam năm 2022 được nhìn nhận có không ít triển vọng dù khó khăn vẫn bủa vây. Với dệt may, ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho biết, đến nay nhiều DN trong ngành đã có đơn hàng XK đến tháng 4/2022, tháng 5/2022. Ở kịch bản tích cực nhất, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trong quý 1/2022, XK dệt may cả năm có thể đạt khoảng 41,5 – 42,5 tỷ USD.
Tương tự, dù xác định khó khăn còn nhiều song ngành thuỷ sản cũng đặt mục tiêu XK 2022 đạt 8,9 tỷ USD. Lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản cho rằng, kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại sau khi chiến lược tiêm vắc xin cho toàn dân được thực hiện, dịch Covid-19 được kiểm soát; đồng thời Việt Nam có lợi thế từ việc tận dụng các ưu đãi của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA)… là những thuận lợi cho XK thời gian tới.
Nhìn lại toàn cảnh XNK năm 2021 để đưa ra nhận định cho năm 2022, bên cạnh ấn tượng về mặt con số, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phân tích: các sản phẩm XK của Việt Nam đang dần đa dạng, phong phú hơn về chủng loại, mẫu mã. Một số sản phẩm có thị phần lớn và vị thế cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng tại thị trường đích... Các DN trong nước cũng đang tập trung đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo và dần chuyển dịch sang sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ, chất xám cao. “Với kết quả đáng khích lệ đạt được, XK sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022”, lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu đánh giá.
Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, trước bối cảnh Việt Nam phần nào khống chế được dịch bệnh đã góp phần tạo sự phục hồi tốt hơn từ các đối tác thương mại lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, ASEAN..., dự báo năm 2022, tổng kim ngạch XNK của Việt Nam có thể tăng trưởng từ 13-15%.
Ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI): Doanh nghiệp phải tích cực đổi mới, đón đầu xu thế phát triển của thị trường Để thúc đẩy xúc tiến XK cho các DN Việt Nam thời gian tới, các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cần đẩy mạnh công tác theo dõi, nghiên cứu chính sách và chuyển đến VCCI nhằm cung cấp những dự báo, định hướng, thông tin quan trọng này tới cộng đồng DN Việt Nam. Bên cạnh đó, cộng đồng DN Việt Nam phải tích cực đổi mới, sáng tạo, nhạy bén nắm bắt, đón đầu xu thế phát triển của thị trường, tăng khả năng chống chịu, thích ứng. Các DN Việt Nam vốn là các DN vừa và nhỏ, muốn cạnh tranh cần phải liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành sức mạnh của cộng đồng, đặc biệt là các lĩnh vực quan trọng như phát triển thị phần, vốn và công nghệ. DN cũng cần tăng cường trao đổi, đối thoại với các cơ quan Chính phủ, hiệp hội để kịp nắm bắt những thông tin, chính sách đồng thời phản ánh những khó khăn trở ngại để các cơ quan chức năng kịp thời có những điều chỉnh phù hợp với thực tế. Uyển Như (ghi) |
Nhìn nhận năm 2022, khu vực châu Á sẽ chứng kiến sự phục hồi XK vượt trội và Việt Nam là quốc gia tiếp tục tận dụng được cơ hội để tăng tốc XK, ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam nhấn mạnh: “DN Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để đẩy mạnh XK trong năm 2022, nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm tiến sâu vào nhiều thị trường lớn”.
Lực đẩy từ các FTA
Năm 2021, góp sức vào “trái ngọt” 668,5 tỷ USD XNK có vai trò không nhỏ của thực thi, tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA. Đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTA kể cả song phương và đa phương, trong đó có FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, FTA Việt Nam-Vương quốc Anh (UKVFTA)... Nói như Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh thì: “Việc đàm phán và ký kết thành công nhiều FTA với các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu đã giúp kim ngạch XNK của Việt Nam ngày càng tăng trưởng mạnh”.
Minh chứng rõ hơn, ông Trần Thanh Hải cho biết: sau 3 năm thực hiện CPTPP và hơn 1 năm thực hiện EVFTA đã có những tác động rất tích cực đến hoạt động XK hàng hóa của Việt Nam, nhất là từ những thị trường mà Việt Nam chưa từng ký FTA. Đơn cử, nhờ CPTPP, XK hàng hóa sang Canada, Mexico và Peru đều có mức tăng trưởng từ 25-30%/năm.
Với EU, nhờ EVFTA nên dù Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề do đợt dịch thứ 4 bùng phát tại vùng XK trọng điểm phía Nam, 11 tháng năm 2021, thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU vẫn đạt 51,3 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2020. Việt Nam xuất siêu sang EU 20,6 tỷ USD, tăng 9,8% so với mức xuất siêu của cùng kỳ năm trước. Bộ Công Thương dự báo, trong năm 2022, XK hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU sẽ tăng trưởng khả quan hơn so với năm 2021 do các DN Việt Nam ngày càng tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA.
Bên cạnh các FTA thế hệ mới đang thực thi, tạo lực đẩy khá tốt cho XNK của Việt Nam như CPTPP, EVFTA…, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới từ 1/1/2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực. FTA thế hệ mới này dự kiến sẽ mở thêm cơ hội cho DN Việt Nam đẩy mạnh XK, tạo lập một thị trường XK ổn định, lâu dài cho các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, góp phần thúc đẩy việc thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng XK của Việt Nam.
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): tính chung năm 2021, kim ngạch XK hàng hóa ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 88,71 tỷ USD, tăng 13,4%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch XK; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 247,54 tỷ USD, tăng 21,1%, chiếm 73,6%. Kim ngạch NK hàng hóa năm 2021 ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 114,07 tỷ USD, tăng 21,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 218,18 tỷ USD, tăng 29,1%. Như vậy, tổng kim ngạch XNK hàng hóa năm 2021 ước đạt 668,5 tỷ USD; xuất siêu 4 tỷ USD. |
Ở góc độ ngành hàng, tận dụng tốt FTA và tiếp tục kỳ vọng vào lực đẩy này trong năm 2022 điển hình có thể kể tới ngành gỗ. Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh: “Năm 2021, các DN chế biến đã tranh thủ tận dụng thời cơ phát triển mở rộng thị trường trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung và cơ hội từ các FTA mà Việt Nam tham gia. Trị giá XK gỗ, lâm sản vào một số thị trường truyền thống giữ mức tăng trưởng cao như Trung Quốc 23,7%; Hoa Kỳ 21,4%; EU 14,4%; Nhật Bản 6,7%; Hàn Quốc 5,7%. Sang năm 2022, việc Việt Nam phê chuẩn và đang triển khai theo lộ trình các FTA song phương, đa phương như CPTPP, EVFTA, RCEP tiếp tục là thuận lợi đáng kể cho XK”.
Với DN “đầu đàn” trong ngành dệt may như Vinatex, để có thể đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ, tận dụng tốt nhất cơ hội từ các FTA trong năm 2022, đơn vị này thậm chí đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng. “Năm 2021, Vinatex đã mở rộng đầu tư xây dựng các nhà máy mới. Đó là đưa vào hoạt động Nhà máy Sợi 3 (Công ty CP Sợi Phú Bài) với quy mô 32.000 cọc sợi từ tháng 6/2021; Nhà máy Sợi 2 (Công ty CP Vinatex Phú Hưng) với quy mô 22.800 cọc sợi, đi vào hoạt động từ tháng 10/2021. Đây là cơ sở để Vinatex nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu quy tắc xuất xứ của các FTA như CPTPP, EVFTA…”, ông Hiếu nói.
Khẳng định Việt Nam là một trong những nước tận dụng các FTA tốt, ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho rằng, thời gian tới, các cơ quan quản lý cần tập trung các giải pháp củng cố và mở rộng thị trường XK, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực, hướng dẫn DN chú trọng vào các thị trường nhỏ và thị trường ngách; đồng thời, tăng cường quản lý XNK một số mặt hàng chiến lược…
相关推荐
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 04
- EU pledges to speed up trade pact with VN
- Party leader meets with Cambodian Senate President
- Việt Nam highlights significance of ensuring regional peace at ARF meeting
- Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- Ambassadors celebrate ASEAN milestone
- Việt Nam, Malaysia to step up strategic partnership
- ICAO President praises VN’s aviation development