【bd trực tiếp】Kinh tế 9 tháng năm 2022: GDP tăng cao, lạm phát vẫn được kiểm soát tốt

[La liga] 时间:2025-01-10 16:08:07 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:32次

GDP 9 tháng tăng cao nhất trong 12 năm qua

Sáng 29/9,ếthángnămGDPtăngcaolạmphátvẫnđượckiểmsoáttốbd trực tiếp Tổng cục Thống kê đã họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2022. Theo đó, tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2022 của nước ta được nhận định khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh trong quý III/2022 tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt so với nền thấp của cùng kỳ năm trước. Nhiều ngành đã khôi phục mạnh mẽ và đạt mức tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 xảy ra như: công nghiệp chế biến, chế tạo; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; xuất khẩu hàng hóa…

Từ đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao, ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước. GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011 - 2022.

Nguồn: Tổng cục Thống kê Đồ họa: Văn Chung
Nguồn: Tổng cục Thống kê Đồ họa: Văn Chung

Trong đó, những điểm sáng nổi bật là hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi nhanh ở cả ba khu vực kinh tế. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99%, đóng góp 4,04% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%, đóng góp 41,79%; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của nền kinh tế với tốc độ tăng 10,69%. Khu vực dịch vụ tăng 10,57%, đóng góp 54,17%; trong đó nhiều ngành dịch vụ thị trường tăng cao như bán buôn, bán lẻ tăng 10,24%; vận tải kho bãi tăng 14,2%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 41,7%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,05%.

Ngành công nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng cao trong 8 tháng liên tiếp, tháng 9/2022 ước tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó chỉ số IIP của ngành chế biến chế tạo tăng 12,5%. Tính chung 9 tháng năm 2022, chỉ số IIP tăng 9,6%; nhiều ngành công nghiệp trọng điểm tăng trưởng cao.

Hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2022 đạt 4.170,2 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng cao so với cùng kỳ trong vòng nhiều năm trở lại đây; tăng 14,2% so với 9 tháng năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Hoạt động vận tải trong tháng 9 cũng tiếp tục đạt kết quả tích cực cả về vận tải hành khách và hàng hóa. Trong đó, vận chuyển hành khách tăng gấp 4 lần; vận tải hàng hóa tăng 52,6%.

Gần 113 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội và Chính phủ đúng hướng và hiệu quả, tạo niềm tin cho nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Trong 9 tháng năm 2022, cả nước có 112,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.272,3 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký 758,1 nghìn lao động, tăng 31,9% về số doanh nghiệp, tăng 6,4% về vốn đăng ký và tăng 16,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Số doanh nghiệp tham gia thị trường 9 tháng năm 2022 đạt 163,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước; 112,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 24,8%.

Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trong 9 tháng năm 2022 theo giá hiện hành ước đạt 2.130,3 nghìn tỷ đồng, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 8,35 tỷ USD, tăng 29,9%, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam đạt 15,43 tỷ USD, tăng 16,3%, mức cao nhất so với 9 tháng các năm từ 2018 đến nay.

Trong khi đó, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 3,85% của cùng kỳ năm 2020 và cao hơn mức tăng 1,82% của cùng kỳ năm 2021. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2022 tăng 1,88%.

9 tháng xuất siêu 6,52 tỷ USD

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 9 ước đạt 58,74 tỷ USD, giảm 11% so với tháng trước và tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 558,52 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17,3%; nhập khẩu tăng 13%. Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 6,52 tỷ USD.

Bên cạnh những kết quả trên, Tổng cục Thống kê cũng nêu những hạn chế, tồn tại trong bức tranh kinh tế - xã hội. Trước hết là dịch Covid-19 trên thế giới và trong nước có những diễn biến mới phức tạp, nguy cơ gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của biến chủng BA.4, BA.5…

Chi phí đầu vào tăng cao khiến diện tích gieo cấy lúa hè thu giảm so với vụ hè thu năm trước, ngành chăn nuôi đứng trước nhiều khó khăn khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng còn giá đầu ra có xu hướng giảm. Quy mô của ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ du lịch lữ hành, vận tải hành khách, khách quốc tế đến Việt Nam chưa lấy lại đà tăng trưởng so với năm chưa có dịch Covid-19.

Hoạt động xuất khẩu những tháng cuối năm đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi các thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU chịu ảnh hưởng của lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, dẫn đến nhu cầu giảm, nhất là các mặt hàng tiêu dùng, gia dụng như đồ gỗ, may mặc,… sẽ ảnh hưởng đến các ngành hàng xuất khẩu và cán cân thương mại, gây áp lực lên cân đối ngoại tệ của Việt Nam năm 2022.

Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn, chi phí nguyên vật liệu xây dựng tăng cao. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 9 đạt 11,9 tỷ đồng, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2021; tính chung 9 tháng năm nay đạt 11,3 tỷ đồng, giảm 19,4%.

Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng mạnh trong thời gian qua đã ảnh hưởng nhất định đến tiến độ thực hiện vốn đầu tư công, có tình trạng nhà thầu thi công cầm chừng để chờ giá vật liệu hạ nhiệt, nhất là những nhà thầu ký hợp đồng với đơn giá cố định.Hoàng yến

* Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê:

Vươn dậy vững vàng trong sóng gió

Kết quả tăng trưởng quý III/2022 đạt mức 2 con số, tăng trưởng 9 tháng đạt trên 8,8% là những con số rất ấn tượng. Điều này cho thấy sự đồng lòng, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp trong việc triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đã tạo nên một kết quả ngoài mong đợi. Với kết qủa này, có thể khẳng định chúng ta đã vươn dậy vững vàng trong sóng gió, tạo đà hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 và cả giai đoạn 2021 - 2025.

Kinh tế 9 tháng năm 2022: GDP tăng cao, lạm phát vẫn được kiểm soát tốt
Bà Nguyễn Thị Hương

Tuy nhiên, thời gian tới áp lực từ những biến động của tình hình thế giới sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt như áp lực về tỷ giá thế giới ảnh hưởng đến tỷ giá, lãi suất trong nước, từ đó tác động tới chi phí đầu vào và giá đầu ra của hàng hóa, dịch vụ. Với độ mở của nền kinh tế khá lớn, biến động của tình hình thế giới sẽ ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến đời sống của người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Song với những nền tảng và dư địa đã đạt được vừa qua, tôi tin rằng tăng trưởng sẽ vẫn khả quan, đặc biệt là khi các dự án, chính sách trong gói phục hồi kinh tế được triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới. Với sự đồng lòng, quyết tâm của người dân, doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị, chúng ta hoàn toàn tin tưởng có thể đạt được mức tăng trưởng 7,5 - 8% trong năm 2022.

* TS. Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương:

Tăng tốc cải thiện môi trường kinh doanh

Có ba trụ cột nền tảng cho nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng nhanh, bền vững. Thứ nhất là cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh; tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Thứ hai là hội nhập kinh tế quốc sâu rộng thông qua các FTAs song phương, đa phương. Thứ ba là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, giải quyết vấn đề xã hội.

TS. Nguyễn Đình Cung
TS. Nguyễn Đình Cung

Ở trụ cột về ổn định kinh tế vĩ mô, dư địa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ có giới hạn. Trong trụ cột về hội nhập kinh tế, tình hình thế giới đang biến động phức tạp là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu giao thương quốc tế thời gian tới. Như vậy, cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh chính là trụ cột chủ chốt lúc này để phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, trụ cột này đang gặp nhiều khó khăn và lực cản khi thiếu vắng cả về nguồn lực và động lực. Tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm đang tạo thêm nhiều rào cản cho hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến giải ngân đầu tư công vẫn chậm, chương trình phục hồi kinh tế không đạt tiến độ như kỳ vọng…

Từ thực tế này, cần phải gia tăng áp lực, tăng cường năng lực các cơ quan trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hóa giải nỗi lo lắng chính đáng của công chức trong việc sợ làm sai quy định, thủ tục, nhất là các thủ tục hành chính về đất đai, đầu tư, xây dựng đối với người dân và doanh nghiệp...

* Bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê:

Thành công lớn trong kiểm soát lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng năm nay tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước, đây là thành công lớn của Việt Nam trong kiểm soát lạm phát.

Bà Nguyễn Thu Oanh
Bà Nguyễn Thu Oanh

Các chính sách phù hợp cùng với sự quyết liệt, sát sao trong chỉ đạo, điều hành đã giúp giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá, ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Trong đó, có thể kể đến một số chính sách rất hiệu quả như: giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa và dịch vụ từ 10% xuống 8%; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay; giảm mức thu 37 khoản phí, lệ phí; giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu…

Tuy nhiên, hiện nay vẫn tiềm ẩn những yếu tố có khả năng tác động làm tăng CPI trong những tháng cuối năm 2022 và đặc biệt là năm 2023. Cụ thể như giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao; đồng đô la Mỹ tăng giá càng làm tăng chi phí nhập khẩu đầu vào; giá lương thực, thực phẩm, may mặc thường tăng vào các tháng cuối năm và dịp lễ, tết. Cùng với đó, các gói hỗ trợ kinh tế, đầu tư công được triển khai tích cực trong các tháng cuối năm, qua đó tác động làm tăng thêm áp lực lạm phát.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接