当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kq các trận đấu hôm nay】Hướng dẫn Luật Quản lý nợ công năm 2017: Tài sản đảm bảo cho khoản vay lại phải được mua bảo hiểm

【kq các trận đấu hôm nay】Hướng dẫn Luật Quản lý nợ công năm 2017: Tài sản đảm bảo cho khoản vay lại phải được mua bảo hiểm

2025-01-26 01:19:13 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777

t10

Dự thảo nghị định quy định lãi chậm trả bằng 150% lãi suất cho vay lại nếu hợp đồng vay nước ngoài không quy định.

Vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ đã được cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn tất và đang xin ý kiến góp ý.

Quản lý chặt chẽ quy mô cho vay lại

Bà Nguyễn Xuân Thảo cho biết,ướngdẫnLuậtQuảnlýnợcôngnămTàisảnđảmbảochokhoảnvaylạiphảiđượcmuabảohiểkq các trận đấu hôm nay trước khi Luật Quản lý nợ công năm 2017 được Quốc hội khóa 14 thông qua tại Kỳ họp thứ 4, công tác cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thực hiện theo Luật Quản lý nợ công năm 2009 và Nghị định số 78/2010/NĐ-CP (NĐ 78) về việc cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Cùng với đó, thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2017/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Các nội dung của hai nghị định nêu trên cần được rà soát và thống nhất quy định tại một văn bản để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện, bao gồm cả việc cho các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập cũng như các địa phương vay lại. Đặc biệt, sau khi Quốc hội thông qua Luật Quản lý nợ công năm 2017, một số các quy định mới về cho vay lại cần được hướng dẫn nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm và giải pháp về quản lý nợ công nói chung và công tác cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ nói riêng.

Dự kiến tỷ lệ cho vay lại UBND cấp tỉnh quy định tại dự thảo nghị định như sau: Trợ cấp từ ngân sách trung ương (NSTW) trên 70% tổng chi ngân sách địa phương (NSĐP) – tỷ lệ cho vay lại là 30%; trợ cấp từ NSTW từ 50% đến 70% tổng chi NSĐP – tỷ lệ cho vay lại là 40%; trợ cấp từ NSTW dưới 50% tổng chi NSĐP – tỷ lệ cho vay lại là 50%; có điều tết về NSTW – tỷ lệ cho vay lại là 70%.

Để thực hiện nguyên tắc đổi mới của Luật Quản lý nợ công năm 2017 trong việc quản lý rủi ro tài khóa trong hoạt động cho vay lại, dự thảo nghị định quy định cụ thể hơn cơ chế cho vay lại theo hướng quản lý chặt chẽ quy mô cho vay lại. Việc xây dựng hạn mức cho vay lại 5 năm, kế hoạch cho vay lại hàng năm, theo định hướng giảm cho vay lại ở các lĩnh vực truyền thống.

Thêm chế tài quản lý lãi vay

Bà Nguyễn Xuân Thảo cho biết thêm, về cơ bản các nội dung về điều kiện tài chính cho vay lại tại dự thảo nghị định mới được kế thừa các quy định của NĐ 78. Một số nội dung mới được hướng dẫn theo quy định tại Luật Quản lý nợ công năm 2017. Cụ thể như sau: Thống nhất quy định lãi suất cho vay lại bằng lãi suất vay nước ngoài (khác với NĐ 78 quy định lãi suất vay lại tối thiểu bằng lãi suất vay nước ngoài).

Ngoài lãi suất vay lại, dự thảo nghị định quy định lãi chậm trả, bằng 150% lãi suất cho vay lại nếu hợp đồng vay nước ngoài không quy định. Bên cạnh đó, áp dụng lãi phạt chậm trả đối với phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại. Bên vay lại phải trả các khoản phí gồm, phí do bên cho vay nước ngoài thu, phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại theo quy định của Luật Quản lý nợ công năm 2017.

Về mức phí dự phòng rủi ro cho vay lại, để rõ ràng trong quá trình áp dụng, dự thảo nghị định quy định 3 mức: 0%/năm đối với cho vay lại chính quyền địa phương, 1% đối với cho vay lại đơn vị sự nghiệp công lập và 1,5% đối với cho vay lại doanh nghiệp.

Dự thảo nghị định chú trọng khía cạnh quản lý rủi ro, hoạt động cho vay lại với những quy định cụ thể, đơn cử như: Quy định về thẩm định cho vay lại, trong đó nêu rõ các hồ sơ thẩm định, quy trình thẩm định, điều kiện đàm phán ký kết khoản vay vốn nước ngoài để cho vay lại, hoàn thành xong hồ sơ thẩm định mới tiến hành ký kết – là điểm khác so với quy định hiện nay. Dự thảo nghị định cũng quy định rõ hơn và áp dụng quy định dự phòng về rủi ro cho vay lại; mở rộng áp dụng cơ chế cho vay lại qua cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng; các quy định quản lý rủi ro cũng được tăng cường trong lĩnh vực tài sản bảo đảm.

Bên cạnh đó, dự thảo nghị định quy định tỷ lệ tài sản bảo đảm sẽ tăng lên với mức 100%. Đối với trị giá tài sản đảm bảo tối thiểu bằng 120% trị giá gốc khoản vay, nếu trị giá tài sản đảm bảo giảm thấp hơn 120% trị giá dư nợ gốc còn lại của khoản vay thì bên vay lại phải bổ sung tài sản đảm bảo hoặc trả nợ trước hạn.

Dự thảo nghị định cũng bổ sung các yêu cầu về mua bảo hiểm đối với tài sản được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay; các yêu cầu về báo cáo, phân loại nợ; đưa ra các đề xuất đối với quy trình, thủ tục, điều kiện rất rõ ràng để xử lý các khoản nợ phát sinh, nợ quá hạn (như gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ,…) và quy định rõ các nguồn vốn để xử lý các trường hợp này.

Cơ quan chủ trì soạn thảo kỳ vọng, nếu như những quy định này được thông qua sẽ góp phần tăng cường an toàn tài khóa trong lĩnh vực cho vay lại, góp phần đảm bảo an toàn nợ công, đảm bảo tính bền vững của hoạt động cho vay lại.

Đức Minh

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读