【bảng xếp hạng man city gặp brentford】Ra tay mau lẹ, giảm nhẹ “trì lạm”
Ngoài đảo lộn,ẹgiảmnhẹtrìlạbảng xếp hạng man city gặp brentford trong đột ngột
Xăng dầu - mặt hàng vừa mang tính thiết yếu, vừa mang tính vật tư chiến lược mà Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới đều rất quan tâm và coi đó là lĩnh vực an ninh năng lượng. Tuy nhiên, xăng dầu vừa trải qua những ngày phong ba mà Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên khi trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào hai tuần trước đã mô tả là: thế giới bên ngoài thì trong cảnh đảo lộn, còn trong nước thì rơi cảnh đột ngột.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng chủ trì Hội nghị về công tác phối hợp giữa Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 30/3/2022. |
“Chúng ta đều biết trong những ngày qua giá xăng dầu thế giới tăng đột biến. Lý do cơ bản là bị đứt gãy nguồn cung ở một số nước có sản lượng lớn và tác động từ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine làm cho thị trường xăng dầu thế giới đảo lộn, tăng biên độ từ 40 đến 60%” - ông Diên nói - “trong bối cảnh đó, trong nước chúng ta gặp những khó khăn bởi nguồn cung xăng dầu từ Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn. Đây là một nhà máy liên doanh cung ứng tới 35 - 40% sản lượng dầu trong nước mỗi tháng nhưng bị giảm một cách rất đột ngột, từ 100% công suất sản xuất giảm xuống có lúc còn 55%, cao hơn trong 3 tháng qua chỉ lên được đến 80% công suất”.
Xăng dầu gặp phong ba, khiến cho giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo là nguyên nhân chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 ở mức tăng cao nhất kể từ năm 2012: tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có tới 10 nhóm hàng tháng 3 tăng giá so với tháng 2.
Việc kịp thời giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu góp phần giảm áp lực lên các loại hàng hóa trên cả nước. |
Sau 7 đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu, mang đến kết quả là bình quân quý I/2022, giá xăng dầu trong nước tăng 48,81% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,76 điểm phần trăm. Lạm phát đã sầm sập ở trước cửa. Để chắn phong ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết tức thời cho giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn từ ngày 1/4/2022 đến hết ngày 31/12/2022 theo quy trình một phiên họp với trình tự, thủ tục rút gọn tối đa.
Không thể chờ đợi thêm
Tại sao lại là giảm loại thuế này chứ không phải loại thuế nào khác? Bởi, thuế môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn nằm trong biểu khung thuế tại Luật Thuế bảo vệ môi trường, nên thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thể cho giảm ngay, trong khi các loại thuế khác muốn giảm thì phải đợi Quốc hội quyết mà Quốc hội tới tháng 5 mới họp. Nếu đợi đến lúc đó, như theo cách nói của Bộ trưởng Công thương là “thực sự gay go”, sẽ không còn kịp chặn đà leo thang của lạm phát.
Bù cho hơn 100 triệu ngày côngNếu như Nghị quyết về giảm thuế môi trường với xăng dầu mang tính cứu nguy cho nền kinh tế trước rủi ro lạm phát thì Nghị quyết về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, mang tính giải vây cho nền kinh tế trước nguy cơ đình trệ. Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2022, Việt Nam có hơn 6,6 triệu ca mắc Covid-19, tính trung bình mỗi ca nhiễm với 10 ngày nghỉ, đã khiến số tổn thất ngày công khoảng 66 triệu. Tiếp tục trong 23 ngày đầu tháng 3, có thêm hơn 3 triệu ca mắc Covid-19, cộng thêm con số phát sinh hàng ngày thì con số này sẽ vào khoảng 4 triệu ca, tương đương khoảng 40 triệu ngày công sẽ bị mất trong tháng 3. Tăng giờ làm thêm không phải là giải pháp duy nhất để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, nhưng là giải pháp tình thế, cấp bách để bù cho hơn 100 triệu ngày công đã mất đi. Nghị quyết này là một trong những chính sách đặc biệt, đặc cách, đặc thù mà Nghị quyết số 30/2021/QH15 đã ủy quyền cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. |
Sau 7 lần tăng liên tục, giá xăng dầu đã giảm lần đầu tiên vào ngày 21/3 vừa qua. Mặc dù mức giảm khá khiêm tốn, nhưng cũng nhen lên niềm hy vọng giá cả sẽ dần qua cảnh “đảo lộn”. Dự kiến lần giảm giá thứ hai với xăng dầu vào ngày 1/4. Ủy ban Thường vụ Quốc hội không những ban hành riêng một nghị quyết về giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng này, có hiệu lực từ 1/4, mà còn ban hành Nghị quyết về phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương, cũng có hiệu lực ngay lập tức, trong đó nêu rõ yêu cầu kết hợp việc sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu với công cụ thuế và các công cụ khác để bình ổn thị trường; trường hợp giá xăng, dầu tăng cao, thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho người dân gặp khó khăn (như ngư dân, người nghèo, người có thu nhập thấp…).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh xăng, dầu, rà soát điều chỉnh các loại thuế, phí và các yếu tố cấu thành giá cơ sở, các định mức hao hụt, chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức… phù hợp với thực tế, đảm bảo công khai, minh bạch.
Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP. Hồ Chí Minh) thấy rằng, nền kinh tế đang phải đối mặt với 2 bài toán lớn: Nguy cơ trì trệ và lạm phát leo thang. Nếu bài toán này không được giải đúng lúc, rất căng thẳng cho nền kinh tế và cho đời sống của người dân. Theo ông Ngân, đáp án đúng của bài toán nằm ở điều hành giá xăng dầu, bởi nguy cơ lạm phát do chi phí đẩy, chủ yếu đến từ mặt hàng này. Việt Nam vẫn còn dư địa để bình ổn giá xăng dầu, cần kiểm soát giá xăng dầu trong nước ở mức hợp lý, không được để chúng có diễn biến quá sốc với nền kinh tế.
“Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”Hoạt động của Quốc hội ngày càng được tiếp thêm sức mạnh để “ra tay” không chỉ cứu nguy cho nền kinh tế trước các rủi ro bất ổn, mà còn trong mọi mặt quốc kế dân sinh. Trong Hội nghị về công tác phối hợp giữa Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đồng chủ trì ngày 30/3, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn lại câu ca dao “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” và nêu rõ, công tác phối hợp giữa Chủ tịch nước và Ủy ban Thường vụ Quốc hội là rất cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao. Còn theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chủ tịch nước là thiết chế hiến định hết sức quan trọng trong bộ máy Nhà nước, là người đứng đầu Nhà nước thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại; đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh. Hiện nay, Chủ tịch nước cũng là Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”. Hàng năm, Chủ tịch nước đều có báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiều công việc cụ thể của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều gắn với thiết chế Chủ tịch nước như phê chuẩn các hiệp định, điều ước quốc tế… Trước đó, vào ngày 28/3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Ngày 24/3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc của Đảng đoàn Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương. Phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/3, Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm là khách mời ngồi hàng ghế đầu. Được mời phát biểu, Đại tưởng Tô Lâm bày tỏ rằng phiên chất vấn hôm nay không có những câu hỏi liên quan chức năng của Bộ Công an và ông xin được nói về hai vấn đề, trong đó có vấn đề về lạm phát. |