Nhiều điện thoại cũ được giới kinh doanh mua lại để đóng hộp mới Để “dọn đường” cho iPhone 5C và 5S,àngdựngtântrangxuấthiệntràbảng xếp hạng cúp c3 châu âu Apple buộc phải “kết liễu” iPhone 5 mới ra mắt được một năm. iPhone 5 không chỉ có hiệu năng khá tốt nhờ cấu hình gần như giống hệt iPhone 5C và thiết kế sang trọng như iPhone 5S mà đã trở thành mẫu điện thoại mang yếu tố lịch sử “chiếc iPhone có tuổi thọ ngắn nhất từ trước đến nay” và được nhiều người săn lùng hàng mới 100% để vừa dùng, vừa sưu tầm. Hiện nay, nhiều cửa hàng tư nhân vẫn treo biển quảng cáo smartphone này như: hàng mới 100%, chính hãng Apple, bảo hành 12 tháng với nhiều hình thức khuyến mãi như giảm giá xuống còn khoảng 12-13 triệu đồng hay cài đặt phần mềm miễn phí và tặng pin dự phòng trị giá cả triệu đồng. Tuy vậy, tìm được iPhone 5 mới ở Việt Nam không dễ. Anh Đạt (Đội Cấn, Hà Nội) - nhân viên văn phòng - cho biết vừa mua chiếc iPhone 5 màu trắng trong tình trạng còn nguyên trong hộp, đóng seal đầy đủ với giá hơn 12 triệu đồng. Nhưng đến khi mang khoe với bạn bè thì anh Đạt mới biết chiếc iPhone 5 mới mua chỉ còn hơn 6 tháng bảo hành chính hãng của Apple. Không chỉ có vậy, điện thoại và vỏ hộp được đánh dấu là hàng Mỹ (ký hiệu LL), nhưng phụ kiện sạc lại đánh dấu là Singapore (ký hiệu ZA). Khi quay lại cửa hàng đề khiếu nại, anh Đạt chỉ nhận được lời hứa đây là hàng chính hãng và sẽ bảo hành đầy đủ 12 tháng, nếu chẳng may gặp sự cố kỹ thuật. Dù máy vẫn hoạt động ổn định trong tuần đầu, nhưng khi biết những việc này, anh Đạt vẫn có tâm lý hoang mang về nguồn gốc thực sự của chiếc điện thoại này. Theo anh Long - chuyên bán iPhone xách tay tại Đặng Dung (Hà Nội), hiện tại, iPhone 5 mới còn đang hiếm hàng trên nhiều thị trường lớn như Singapore, nên gần như không có nhiều ở Việt Nam, có chăng chỉ còn một ít trong kho của các nhà mạng. Muốn biết iPhone còn mới 100% hay không, cách đơn giản nhất là kiểm tra mã IMEI ghi ở vỏ hộp trên website của Apple, sau đó mới bóc seal mở hộp ra để kiểm tra phụ kiện có đồng bộ và thân điện thoại có dấu hiệu cậy mở hay chưa. Có thể thấy, chiêu trò tân trang hàng không mới, bởi nó đã xuất hiện với cả iPhone 4/4S, thậm chí từ iPhone 3GS trong những năm gần đây. Nếu đúng là hàng trả bảo hành của Apple, thì chất lượng máy vẫn rất tốt và còn vài tháng bảo hành chính hãng. Nhưng thường đã bị cửa hàng tráo phụ kiện dởm để tăng lợi nhuận. Trường hợp xấu hơn là những máy đã qua sử dụng được tân trang lại về hình thức và đóng vỏ hộp mới thì sẽ hết bảo hành chính hãng. Nếu là hàng dựng, thì đều bắt nguồn từ những máy đã hỏng nặng. Vì thế, ngay cả khi được sửa cũng khó đảm bảo chất lượng còn tốt, có thể trở bệnh bất cứ khi nào, đôi khi còn không thể tra thông tin bảo hành chính hãng. Theo SM |