Theângcaochấtlượngmỹphẩmsảnxuấttrongnướxep hang duc 2o TS. Chu Quốc Thịnh, Trưởng phòng Quản lý mỹ phẩm (Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế), quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang ngày càng lớn, tốc độ tăng trưởng trung bình là 6%/năm, từ 2 tỉ USD năm 2016 lên đến gần 2,7 tỉ USD năm 2021 và dự đoán đến năm 2026, tổng doanh thu ngành hàng mỹ phẩm lên tới 3,5 tỉ USD. Điều này cho thấy thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang trở thành thị trường nhiều tiềm năng và sức hút. Theo dữ liệu thống kê, số phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm được công bố tại Cục Quản lý Dược và các Sở Y tế trong 8 năm từ 2015-2022, tổng số Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm là 296.116 phiếu, trong đó mỹ phẩm nhập khẩu chiếm 70% về số lượng. Theo TS. Thịnh, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam hiện nay chỉ có thể trụ lại ở phân khúc giá rẻ bởi nhà đầu tư ngoại đang hướng về Việt Nam với nhiều dự án sản xuất và mở rộng hệ thống phân phối mỹ phẩm. Các thương hiệu mỹ phẩm Việt đang rơi vào tình trạng bị thu hẹp đáng kể thị phần tiêu thụ. Thêm vào đó, ngành mỹ phẩm đang phải đối mặt với nhiều yêu cầu về môi trường, an toàn và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, việc xuất hiện ngày càng nhiều thương hiệu mỹ phẩm mới trên thị trường dẫn đến cạnh tranh mạnh khốc liệt và khó khăn hơn để giữ chân khách hàng. Chưa kể tới việc thị trường còn xuất hiện sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, đặc biệt các sản phẩm này được kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng thương mại (zalo, Facebook…) khiến khách hàng ngày càng khó khăn hơn trong việc lựa chọn sản phẩm an toàn và chất lượng. Ảnh minh hoạ.
|