发布时间:2025-01-11 13:57:12 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Ba năm gần đây,ểmsoátthuốcbảovệthựcvậtnhậplậuKhótừbiêngiớiđếnnộiđịxếp hạng cúp c2 mỗi năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 đến 100.000 tấn thuốc BVTV thành phẩm. Trong đó, thuốc trừ sâu chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh chiếm 23,2%, thuốc trừ cỏ chiếm 44,4%. Các loại thuốc BVTV khác như thuốc xông hơi khử trùng, bảo quản lâm sản, điều hòa sinh trưởng cây trồng chiếm 12%. Với khối lượng và chủng loại thuốc BVTV nói trên đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp.
Tác hại nhiều mặt
Báo cáo của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho thấy: Sáu tháng đầu năm 2014, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý thu giữ 161.666 gói/chai thuốc BVTV. Trong đó có 161.262 gói/chai thuốc BVTV nhập lậu; 404 gói/chai thuốc BVTV giả về chất lượng, công dụng; 4 kg thuốc BVTV là loại cấm sử dụng. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành BVTV cũng như điều tra tại các tỉnh biên giới cho thấy, tình trạng thuốc BVTV nhập lậu vào nước ta vẫn xảy ra và có xu hướng gia tăng.
Theo Bộ NN&PTNT, thuốc BVTV nhập lậu bao gồm các mặt hàng không nằm trong danh mục được sử dụng tại Việt Nam, thuốc giả (giả nhãn mác, bao bì… của thuốc được đăng kí sử dụng tại Việt Nam). Thuốc BVTV nhập lậu không có trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam thường là loại có độ độc cao, nhiều loại đã bị cấm sử dụng do gây mất an toàn cho người sử dụng, môi trường và sản phẩm cây trồng.
Các hình thức vận chuyển lậu được thực hiện chủ yếu qua phương thức đầu nậu thuê người lao động vận chuyển qua đường mòn, lối mở dọc biên giới, sau đó tập kết thành khối lượng lớn và đưa sâu vào nội địa. Ngoài ra, cũng có tình trạng một số cư dân biên giới khi sang lao động ở nước sở tại đã mua về để sử dụng và bán ở các chợ vùng cao. Đối với thuốc BVTV nhập lậu là thuốc giả, thủ đoạn vi phạm còn tinh vi hơn, đó là các đầu nậu đặt làm giả thuốc BVTV từ nước ngoài sau đó cũng thuê lao động mang vác qua đường mòn, lối mở đưa vào nội địa tiêu thụ.
Bộ NN&PTNT đánh giá: Tình trạng nhập lậu thuốc BVTV vẫn diễn biến phức tạp do đây là các mặt hàng có giá rẻ, tác dụng nhanh nên vẫn không ít người tìm cách mua bán, sử dụng. Mặt khác, mạng lưới cung cấp thuốc BVTV được phép sử dụng đến các khu vực vùng sâu, vùng xa cũng như công tác quản lí, nhất là ở các tỉnh biên giới còn hạn chế…
“Vấp” khâu xử lý
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Phạm Duy Khanh, Phó đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (Cục Điều tra chống buôn lậu-Tổng cục Hải quan) cho biết: Việc bắt giữ thuốc BVTV nhập lậu vẫn luôn được các cơ quan quản lý chú ý triển khai ráo riết. Đối với những vụ việc lớn, lực lượng chức năng có theo dõi, lập phương án hành động cụ thể thì công tác bắt giữ đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, còn nhiều nguồn thuốc trôi nổi, nhỏ lẻ dễ cất giấu thì rất khó kiểm soát, nhất là lượng hàng được tuồn về thông qua cư dân vùng biên giới. Ông Phạm Duy Khanh cho biết thêm: Vướng mắc lớn nhất hiện nay nằm ở khâu phối hợp xử lý thuốc BVTV sau bắt giữ. Bởi, có khi lực lượng chức năng bắt giữ được nhưng các Chi cục BVTV lại thiếu nơi lưu giữ và chậm trong xử lý tang vật.
Tại cuộc họp mới đây về tình hình nhập lậu, kinh doanh phân bón và thuốc BVTV giả, kém chất lượng do Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức, đại diện Cục BVTV (Bộ NN&PTNT) cho biết: Mặc dù chịu trách nhiệm phối hợp lưu trữ, xử lý thuốc BVTV nhập lậu và luôn cố gắng làm tốt nhưng chính cơ quan này cũng “vấp” phải không ít khó khăn nội tại. Bộ NN&PTNT muốn đẩy mạnh số lượng kho lưu trữ đặc thù tại các địa phương nhưng hầu hết địa phương lại không mặn mà, nhất là các tỉnh miền Bắc.
Đơn cử như việc, Bộ có thể chỉ định xây kho tại tỉnh vùng biên Lạng Sơn nhưng tỉnh không muốn, xuống tới huyện, xã lại càng không. Bởi thuốc BVTV là mặt hàng độc hại, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới đời sống người dân. Thực tế này dẫn tới tình trạng, đề án xây kho đã lập nhưng cả mấy năm vẫn quanh quẩn dừng lại ở xin ý kiến, trình duyệt các cấp. Giải pháp tạm thời được lựa chọn là thuê kho nhưng cũng không bền vững.
Vị đại diện này còn cho hay, thậm chí ngay cả khi đã tạm lo được kho để giữ thuốc thì khâu xử lý cũng vô cùng gian nan. Thuốc BVTV không thể tiêu hủy ngay. Cơ sở tiêu hủy phải do Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ định. Cũng chỉ có xe chuyên dụng mới được phép vận chuyển thuốc đem đi tiêu hủy. Lực lượng BVTV có muốn nhanh chóng tiến hành các khâu này cũng phải chờ trình, xin phép từ Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dự kiến, để giải quyết tình trạng thiếu kho bãi trước mắt, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây kho lưu trữ thuốc BVTV.
Ông Phạm Duy Khanh đánh giá, nếu được phê duyệt, Đề án này sẽ góp phần tháo gỡ khúc mắc lớn trong việc bắt giữ, quản lý thuốc BVTV nhập lậu. Ngoài ra, theo ông Phạm Duy Khanh, thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường các biện pháp để kiểm soát tốt hơn hàng nhập lậu thì cần đẩy mạnh tuyên truyền cho cả cư dân vùng biên lẫn người sử dụng, hiểu được tác hại của việc dùng thuốc nhập lậu.
Thuốc dạng trôi nổi, không được kiểm soát nguồn gốc cũng như chất lượng có thể đem lại hiệu quả tức thời, nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người sử dụng sản phẩm. Ngoài ra, về lâu dài, hoạt động tiếp tay cho hàng lậu cũng như hàng giả sẽ khiến những DN làm ăn chân chính khó cạnh tranh, phá hoại sự lành mạnh của nền kinh tế.
相关文章
随便看看