【keo nha cai2. com】Tạo khung pháp lý để quản lý đòi nợ
Nợ xấu gia tăng
Thực tế hiện nay, nợ xấu đa số là các khoản nợ vay ngân hàng của các tổ chức, cá nhân; các khoản nợ giữa các tổ chức kinh tế với nhau; giữa các tổ chức kinh tế với cá nhân; giữa cá nhân với cá nhân. Ngoài ra còn những khoản nợ khác như nợ thuế, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội… Tình trạng nợ nần, chậm trả nợ trong nền kinh tế cũng gia tăng khi quy mô vốn của nền kinh tế tăng trưởng mạnh qua các năm. Hơn nữa, với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn nên xảy ra tình trạng nợ xấu gia tăng, gây ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng, phát triển kinh tế và an ninh, trật tự xã hội.
Đối với các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, đa số DN chủ nợ (kể cả các tổ chức tín dụng) đều gặp khó khăn trong việc thu nợ vì các DN này thường không bố trí được bộ phận chuyên làm công tác thu nợ, cán bộ không đủ kinh nghiệm và các kiến thức cần thiết về luật pháp, kỹ năng đàm phán thương thuyết trong quá trình thu nợ. Để thu hồi nợ, nhiều trường hợp các DN và cá nhân phải nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan công quyền, thậm trí phải thuê “xã hội đen” thu hồi nợ bằng những biện pháp vi phạm pháp luật, gây dư luận xấu và bất ổn đến an ninh, trật tự xã hội.
Một trong những vướng mắc khiến các DN gặp khó khăn trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ là chưa có các văn bản pháp lý hướng dẫn hoạt động này. Do đó, năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Nghị định 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Nhờ đó, công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này đã được tăng cường hơn, có thể kiểm soát chặt chẽ điều kiện thành lập đối với DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ để từng bước đưa ngành nghề này vào nề nếp.
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã từng bước đi vào quy củ. Các DN hoạt động theo quy định của pháp luật, công khai minh bạch các hoạt động nhận nợ, thu hồi nợ và đã hạn chế bớt các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ không đủ tiêu chuẩn và hoạt động theo kiểu “xã hội đen”.
Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, hiệu quả kinh doanh các DN đạt thấp vì đây là ngành nghề đặc thù, còn mới mẻ đối với Việt Nam. Ngoài ra, các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ vốn mỏng, nghiệp vụ về thị trường nợ cũng như hệ thống cơ sở dữ liệu, công nghệ thông tin ở trình độ thấp nên chưa đáp ứng được việc quản lý, xử lý các khoản nợ.
Hoàn thiện khung pháp luật
Do tính chất nhạy cảm của hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ, nên trong thực tế hoạt động của các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt còn xảy ra các vi phạm về an ninh, trật tự, cụ thể như: Sử dụng nhân viên không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; hoạt động không đúng địa chỉ, không đúng nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng còn hạn chế do các DN thường xuyên không thực hiện báo cáo theo quy định; hoạt động kinh doanh không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự; còn tồn tại những sai phạm liên quan đến an ninh, trật tự (như vụ Công ty Tai Ga - TP.HCM có hành vi “khủng bố”, nhân viên Chi nhánh công ty Công Lý (trên địa bàn TP.HCM) có hành vi câu kết với các đối tượng “xã hội đen” để bắt cóc, tống tiền để đòi nợ…
Nguyên nhân chính của các hạn chế là do các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ vẫn chưa thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 104/2007/NĐ-CP, chủ yếu vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ và vi phạm về an ninh, trật tự xã hội. Vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước còn mờ nhạt, chỉ khi xảy ra các vụ việc thì lực lượng Công an mới tham gia xử lý để ổn định an ninh, trật tự xã hội.
Một trong những nguyên nhân này là tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP chưa quy định trách nhiệm của Bộ Công an trong việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng như không có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Do đó, đòi hỏi phải có quy định chặt chẽ hơn để kiểm tra, giám sát các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ, đồng thời cần nâng cao vai trò của lực lượng Công an trong việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động này.
Những hạn chế nói trên của hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ đòi hỏi sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ và xây dựng thị trường nợ phát triển nhằm đáp ứng tốt nhu cầu mua bán, quản lý các khoản nợ trong nền kinh tế.
(责任编辑:Thể thao)
- Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- Việt Nam đứng đầu ASEAN về doanh nghiệp logistics được Hoa Kỳ cấp phép
- Đề án trợ lý ảo ngân hàng vô địch cuộc thi ChatGPT Hackathon
- Ứng dụng tiềm năng của công nghệ dữ liệu nhanh
- Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- Trung Quốc đi trước thế giới với quy tắc quản lý AI tạo sinh
- Giảm giấy tờ cho người dân Đà Nẵng với kho kết quả thủ tục hành chính số
- Trà Vinh: Tuyên truyền về tác động của mạng xã hội cho học sinh
- Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- Thử nghiệm thành công nhà máy thông minh bằng công nghệ 5G
- Hàng triệu máy tính tại Việt Nam có nguy cơ bị tấn công bởi virus mới
- Apple vào cuộc đua AI, HP lên kế hoạch sản xuất máy tính tại Việt Nam
- Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- Nhiều ngân hàng vẫn “né” cho vay với nông dân, doanh nghiệp lương thực
- Nhận định, soi kèo Lille OSC vs Nantes, 01h00 ngày 5/1: Bay vào Top 3
- Tương lai thiết kế giao diện HMI cho thiết bị nhà thông minh ở Việt Nam
- Hơn 1.000 đầu việc tại ngày hội việc làm lớn nhất trong năm 2022
- Nga cấm quan chức dùng iPhone do lo ngại bị theo dõi
- Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- Tổ công nghệ số cộng đồng thúc đẩy chuyển đổi số từ cơ sở