Từ thôn Tân Phú ra trung tâm hành chính xã Thuận Phú 9-10km,ịlựcvượtkhoacutecủanạnnhacircnchấtđộlịch thi đấu brazil serie a do không biết đi xe máy nên mỗi lần hội họp bà Lưỡng đều thuê xe đi, về; có lúc cả tháng ra xã để tập văn nghệ cho hội diễn, hội thi do Huyện hội tổ chức. Với phụ cấp hơn 1 triệu đồng/tháng không đủ chi phí tiền thuê xe nhưng bà không so sánh thiệt hơn, miễn là được tiếp tục cống hiến, góp sức để xây dựng hội vững mạnh, phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển. Ông Trần Xuân Tùng (chồng bà Lưỡng), đảng viên 45 năm tuổi Đảng, từng tham gia chiến đấu tại chiến trường Trị - Thiên, cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chất độc da cam. Con trai bà bị nhiễm chất độc da cam nhiều lúc không được tỉnh táo, 2 cháu ngoại còn nhỏ đã bị mờ mắt. Là nạn nhân chất độc da cam, thương tật đi đứng khó nhọc, vậy mà hàng chục năm qua, bà là lao động chính của gia đình. “Với số tiền dành dụm qua nhiều năm lao động, thu nhập từ vườn rẫy cùng sự quan tâm của chính quyền, các hội, ban, ngành, đoàn thể đóng góp giúp đỡ gia đình tôi xây dựng được căn nhà tình thương. Gia đình tôi đã thoát nghèo từ lâu và từng bước nâng cao đời sống...” - bà Lưỡng nói.
Ông Kiên cho biết thêm: Mặc dù hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nhưng hằng tháng bà Lưỡng vẫn dành dụm tiền cạo mủ cao su để giúp đỡ hội viên khó khăn hơn. Bà đã ủng hộ tổ văn nghệ của hội hàng chục triệu đồng mua sắm nhạc cụ, trang phục múa hát. Ý chí vượt khó và lòng nhân ái, nghĩa tình với đồng đội của bà đã tiếp thêm động lực cho phong trào thi đua của hội phát triển mạnh. Bà Lưỡng là tấm gương sáng vượt khó bằng nghị lực và phẩm chất của người lính Cụ Hồ...
Duy Hiến