Theànhđiềutậptrungnguồnlựcđặtmụctiêutăngnăngsuấfc ryukyuo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), từ đầu năm đến nay, giá điều xuất khẩu tăng khoảng 12%, giúp cho khối lượng và kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng khá hơn cùng kỳ năm 2015. Sản phẩm điều Việt Nam hiện đứng đầu thế giới khi xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Mỹ, châu Âu và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ lệ tương ứng là 30%, 25% và 15%.
Nếu như trước đây, Trung Quốc là thị trường quan trọng, luôn có kim ngạch cao thì trong những tháng đầu năm nay, Mỹ đã vượt Trung Quốc về tiêu thụ điều của Việt Nam. Người tiêu dùng nước ngoài ngày càng nhận thấy rằng Việt Nam là nước cung cấp nhiều sản phẩm điều uy tín và có công nghệ chế biến tiên tiến, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhiệm vụ số một của ngành điều hiện nay là tăng năng suất để giảm bớt phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu
Ngành điều ngày càng chiếm ưu thế khi “vượt mặt” nhiều ngành cây trồng công nghiệp mũi nhọn khác. Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vinacas Đặng Hoàng Giang cho biết: “So với các mặt hàng nông sản khác, hạt điều đang nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp do lợi nhuận nhiều hơn so với mặt hàng khác. Hiện cả nước có khoảng 350 doanh nghiệp xuất khẩu và hơn 1.000 doanh nghiệp chế biến, trong đó có nhiều doanh nghiệp trước đây hoạt động trong lĩnh vực khác như xuất khẩu gạo, cà-phê, cao-su…, nay cũng tham gia vào lĩnh vực điều”.
Có thị trường lớn, nhiều tiềm năng, thế nhưng đứng trước cơ hội hội nhập, các chuyên gia lo ngại Việt Nam khó giữ vững thị trường do phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu điều thô. Cụ thể, mỗi năm ngành điều trong nước phải nhập tới 70% nguyên liệu về chế biến xuất khẩu.
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Long Sơn Vũ Thái Sơn lo lắng: “Do nguyên liệu tự trồng không đủ cung ứng, cho nên chúng ta vẫn nhập số lượng lớn điều thô từ châu Phi và Campuchia. Đã phụ thuộc vào nguyên liệu xuất khẩu thì đến một lúc nào đó, các nước mình nhập khẩu sẽ tự chế biến nhân hạt điều và đánh thuế xuất khẩu điều thô. Máy chế biến điều do Việt Nam sản xuất bán cho các nước đang phát huy hiệu quả. Tương lai châu Phi sẽ tự chế biến được điều nhân để xuất khẩu và giảm xuất khẩu điều thô sang Việt Nam. Điều này đặt ngành điều trong nước trước một bài toán khó về nguyên liệu. Vì vậy, tăng diện tích trồng điều là việc làm cần thiết và cần bắt tay vào thực hiện ngay”…
Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa yêu cầu ngành điều và các đơn vị trực thuộc nghiên cứu tăng năng suất vườn điều bằng cách cải tạo, thâm canh và tạo ra những giống điều mới thay thế các giống điều cũ. Mục đích của yêu cầu này là giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu điều thô nhập khẩu trong những năm tới.
Theo đó, trong công văn số 4509/TB-BNN-VP, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho rằng chủ trương của bộ là đẩy mạnh đầu tư thâm canh, trồng mới, cải tạo vườn điều trong những năm qua là đang đi đúng hướng và tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Mục tiêu là mỗi héc ta có năng suất 2 tấn mỗi vụ.
Theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), trong thời gian qua, nhờ người trồng điều đi theo hướng thâm canh, cải tạo vườn điều nên năng suất của năm 2015 tăng 3 tạ/héc ta so với năm 2013.
Theo Cục Trồng trọt, trong giai đoạn 2006-2013 năng suất điều dao động trong khoảng 8,5-9,5 tạ/héc ta, qua năm 2014, nhờ tập trung vào thâm canh nên năng suất đã tăng lên 11,71 tạ/héc ta, tăng 2,3 tạ/héc ta, tương đương 24,4% so với năm 2013.
So với các nước, Việt Nam cũng là nước có năng suất điều cao nhất thế giới
Tuy nhiên, với diện tích ở mức 300.000 héc ta, nguồn điều thô trong nước không thể đáp ứng nhu cầu chế biến và xuất khẩu điều nhân của Việt Nam. Năm 2015, thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, lượng điều thô nhập khẩu của cả năm là 853.000 tấn, giá trị nhập khẩu là 1,12 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 48% về lượng và gần 73% về giá trị so với năm 2014.
Trong 5 tháng đầu năm nay, lượng điều thô nhập khẩu là 226.000 tấn, trị giá 344 triệu đô la Mỹ, giảm 20,5% về lượng nhưng chỉ giảm 7,7% về giá trị. Theo Vinacas, giá điều thô đã tăng trong những tháng qua, và vì thế, doanh nghiệp cân nhắc giá bán điều nhân trong những tháng tới để quyết định nhập nhiều hay ít, tránh mua nguyên liệu cao, nhưng bán sản phẩm thành phẩm với giá thấp.
Từ năm 2006, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành quốc gia xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới và đi liền với điều này là sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Theo các doanh nghiệp, một khi còn phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, ngành điều Việt Nam vẫn những nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đó cũng là nguyên nhân vì sao, Bộ NN&PTNT yêu cầu ngành điều, Cục Trồng trọt và các viện, trường trong cả nước nghiên cứu để tăng năng suất vườn điều bằng cách cải tạo, thâm canh và tạo ra những giống điều mới nhằm thay thế những giống điều cũ trồng từ mấy chục năm trước. Mục đích là giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu điều thô nhập khẩu trong những năm tới.
Vẻ gợi cảm của những 'ngôi sao' chiếm lĩnh thị trường búp bê tình dục nam(VietQ.vn) - Mặc dù cùng làm từ chất liệu sillicon nhưng sản phẩm búp bê tình dục nam để ‘phục vụ’ chị em có giá đắt hơn nhiều so với phiên bản dành cho các quý ông.