当前位置:首页 > World Cup

【bdkq ý】VAMC phải trích lập dự phòng rủi ro

Theảitríchlậpdựphòngrủbdkq ýo đó, chế độ tài chính của VAMC thực hiện theo quy định đối với Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Nghị định số 53/2013/NĐ-CP (Nghị định 53), các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan.

VAMC có thể góp vốn vào DN

Thông tư quy định, vốn hoạt động của VAMC bao gồm vốn điều lệ 500 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển được trích theo chế độ quy định; các nguồn vốn chủ sở hữu khác theo quy định của pháp luật; vốn huy động là trái phiếu đặc biệt (TPĐB) do VAMC phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các nguồn vốn huy động khác.

VAMC được sử dụng vốn hoạt động để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định tại NĐ 53, các hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn.

VAMC được sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của VAMC ngoại trừ TPĐB để mua các khoản nợ xấu theo giá trị thị trường theo quy định tại Nghị định 53. Khoản nợ VAMC mua theo giá trị thị trường khi chuyển thành vốn góp, vốn cổ phần được xác định là một khoản đầu tư. VAMC thực hiện theo dõi và hạch toán khoản đầu tư này theo quy định của pháp luật.

VAMC chỉ được sử dụng vốn để đầu tư ra ngoài (không thông qua việc mua bán nợ và tài sản) dưới các hình thức: gửi tiền tại các NHTM nhà nước, tham gia góp vốn, mua cổ phần theo quy định tại Nghị định 53.

VAMC được sử dụng vốn để đầu tư, cung cấp tài chính cho khách hàng vay để xử lý khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 17, Nghị định 53.

VAMC phải trích lập dự phòng rủi ro
Lễ ký kết hợp đồng mua bán nợ giữa Agribank và VAMC. Ảnh: D.A

Trích lập dự phòng rủi ro vào chi phí hoạt động

Thông tư cũng quy định VAMC phải thực hiện trích lập các khoản dự phòng rủi ro vào chi phí hoạt động. Đối với các khoản nợ xấu được mua theo giá trị thị trường, VAMC thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định của NHNN. Đối với các khoản bảo lãnh quy định tại Nghị định 53, các khoản đầu tư, cung cấp tài chính cho khách hàng vay dưới hình thức bảo lãnh, cho vay… VAMC thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định của NHNN về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng phải thu khó đòi (trừ các khoản phải thu từ TCTD): VAMC thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng theo quy định chung áp dụng đối với doanh nghiệp. Đối với khoản cung cấp tài chính khác: VAMC thực hiện trích lập và sử dụng dự phòng như đối với khoản đầu tư tài chính.

Ngân hàng phải tạm ứng cho VAMC

Thông tư quy định VAMC được nhận một khoản tạm ứng bằng tiền từ các TCTD khi mua nợ bằng TPĐB để có kinh phí trang trải các chi phí liên quan đến việc xử lý nợ xấu. Mức tạm ứng cụ thể theo quy định của Thống đốc NHNN sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.

VAMC sử dụng các khoản thu hợp pháp để hoàn trả các khoản tạm ứng đã nhận từ các TCTD bán nợ khi xử lý được nợ hoặc khi đến hạn TPĐB.

Thông tư cũng quy định rõ các nội dung và nguyên tắc hạch toán doanh thu, chi phí hoạt động của VAMC. Trường hợp kết thúc năm tài chính, VAMC bị lỗ và trong năm tài chính đó có TPĐB đến hạn mà tổng các khoản phí trên số tiền thu hồi nợ VAMC được hưởng trong năm nhỏ hơn các khoản đã nhận tạm ứng từ các TCTD phải hoàn trả trong năm thì VAMC báo cáo Bộ Tài chính, NHNN để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép xử lý phần còn phải hoàn trả tạm ứng đã nhận từ các TCTD theo hướng VAMC được ghi nhận doanh thu và các TCTD ghi nhận vào chi phí.

Định kỳ hàng quý, năm NHNN đánh giá hiệu quả hoạt động của VAMC và thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện chức năng giám sát. VAMC phải đăng tải Báo cáo tài chính hàng năm trên website của VAMC ngay sau khi kết thúc kiểm toán./.

Tài Tâm

分享到: