【tây ban nha u21】Nhập nhèm sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng
Theo đánh giá của Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), các mặt hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng được bày bán trên thị trường khá đa dạng về chủng loại, xuất xứ và giá cả. Hiện nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng này rất cao, không chỉ đối với mặt hàng NK từ nước ngoài mà cả những mặt hàng được sản xuất trong nước. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả lại đang diễn biến tinh vi, khó lường.
Ngày 13-7, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia ký ban hành Công điện số 90/CĐ-BCĐ, đây được xem như “liều thuốc” đấu tranh ngăn chặn chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… Ở từng địa phương, lực lượng chức năng đồng loạt ra quân tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra và phát hiện, xử lý nhiều cơ sở bày bán mỹ phẩm không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
Qua đấu tranh, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc nghiêm trọng, thu giữ hàng chục tấn hàng hóa. Ở khu vực biên giới phía Bắc có hiện tượng đặt hàng sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả nhãn hiệu, giả mạo xuất xứ.
Đơn cử như mặt hàng thực phẩm chức năng xuất hiện hành vi vi phạm về quảng cáo không đúng sự thật về tác dụng, công dụng; vi phạm về giá bán; mua các sản phẩm rời từ nước ngoài về Việt Nam đóng hộp, lọ không qua kiểm tra chất lượng, kinh doanh hàng tẩy xóa hạn sử dụng… Đáng lưu ý, qua giám định xuất hiện nhiều loại thực phẩm chức năng vi phạm về chất lượng như: Chỉ tiêu chất lượng thấp hơn so với công bố, có sản phẩm không có chất chính, sử dụng hoạt chất không được phép cho vào trong thực phẩm chức năng.
Bên cạnh đó, số lượng mỹ phẩm nhập lậu, không có nguồn gốc, xuất xứ gia tăng. Nguồn mỹ phẩm nhập lậu, giả chủ yếu từ Trung Quốc, Thái Lan…, thậm chí xuất hiện các sản phẩm mỹ phẩm do cá nhân mua bán kinh doanh nghĩ ra công thức, pha chế đóng gói.
Việc mua bán, kinh doanh các loại sản phẩm này được thực hiện qua mạng Internet và các cơ sở tư nhân nhỏ lẻ nên việc quản lý của lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn. Mỹ phẩm do một số đối tượng đặt hàng từ Trung Quốc đưa về Việt Nam với nhiều nhãn hiệu khác nhau, được biến tướng dưới hình thức nhập nguyên liệu, bao bì rời và đóng gói tại Việt Nam.
Tính từ 15-7 đến 15-10-2015, riêng lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã phát hiện, xử lý 3.850 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 10,7 tỷ đồng, thu giữ hàng hóa vi phạm ước tính 31 tỷ đồng.
Điển hình là ngày 7-8, Đoàn kiểm tra liên ngành số 2 (do Đội Quản lý thị trường số 13-Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội chủ trì) phối với với lực lượng chức năng liên quan tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh đồ dùng làm móng (có địa chỉ tại phố Bạch Mai, Hà Nội), chủ kinh doanh là ông Song Dao Suo, quốc tịch Trung Quốc hoạt động kinh doanh trái phép tại Việt Nam. Tại đây, lực lượng chức năng thu giữ 37.839 sản phẩm mỹ phẩm, 5.794 túi/hộp phụ kiện trang trí móng và 261 sản phẩm dụng cụ dùng làm móng các loại do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, trị giá hàng vi phạm ước 2,5 tỷ đồng. Vụ việc đang được lực lượng chức năng xác minh điều tra làm rõ.
Ngày 23-7, Đội Quản lý thị trường Bình Thạnh thuộc Chi cục Quản lý thị trưởng TP. Hồ Chí Minh và Công an phường 6, quận Bình Thạnh tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh của bàn Lê Thị Ái Thu, phát hiện tạm giữ 501 thùng hàng hóa gồm 225 danh mục, với 7.911 đơn vị sản phẩm sữa, bánh mỳ, rước cá hồ, trứng cá hồi, viên uống bổ não, kem dưỡng da… do nước ngoài sản xuất (Thái Lan, Hà Quốc, Nhật Bản, Mexico, Mỹ, Úc…) không có hóa đơn, chứng từ, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, không có số công bố mỹ phẩm, không có công bố chất lượng sản phẩm. Ngày 3-8, Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh kiểm tra 2 cửa hàng của Công ty TNHH Hòa Kỳ có địa chỉ tại phường 2, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) thu giữ 81 hộp thực phẩm chức năng, 629 đơn vị sản phẩm mỹ phẩm (kem trị ngứa, dầu gội, dầu xả…) do Mỹ, Canada sản xuất…
Tiếp đó, ngày 13-8, Đoàn kiểm tra liên ngành số 2 tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm (có địa chỉ tại số 84, phồ Vọng, Hà Nội), tạm giữ 760kg mỹ phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Ngày sau đó, lực lượng chức năng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ hộ kinh doanh, phạt tiền 30 triệu đồng và buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.
Để ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương yêu cầu lực lượng Quản lý thị trường mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp cuối năm 2015 và tết Bính Thân 2016. Các cơ quan đơn vị thực hiện các Kế hoạch tuyên truyền; ký cam kết cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh không buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Đoạt mạng vợ do nghi ngờ ngoại tình
- ·Để ngày Biên phòng toàn dân thực sự là ngày hội của người dân khu vực biên giới
- ·Cảnh sát biển hỗ trợ ngư dân mùa hạn mặn
- ·Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- ·Cà Mau: thêm xã Phú Tân có dịch tả heo châu Phi
- ·Thắt chặt an ninh trong kỳ thi THPT quốc gia
- ·Phát hiện 2 thi thể phân hủy trong tiệm uốn tóc
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Ngư dân còn chủ quan trong mùa mưa bão
- ·Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- ·Xây dựng lực lượng bộ đội biên phòng vững mạnh, “mẫu mực, tiêu biểu”
- ·Bắt đối tượng cướp giật 2 lượng vàng
- ·Quyết tâm giữ vững ổn định địa bàn
- ·Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
- ·42 năm tù cho nhóm đối tượng giết người
- ·Bắt đối tượng trộm cắp xe mô tô
- ·Phát triển hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu
- ·Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·Tiếp nhận, chăm sóc 6 người gặp nạn trên biển