【lịch thi đấu cúp c1 u19 châu âu】Thông tin mới vụ 4 máy bay 'nằm không' tại sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài
Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ ngày 3/4,ôngtinmớivụmáybaynằmkhôngtạisânbayTânSơnNhấtNộiBàlịch thi đấu cúp c1 u19 châu âu Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo khó khăn của ngành hàng không Việt Nam: Số máy bay thương mại giảm mạnh, nhiều đường bay trong nước bị cắt hoặc giảm tần suất, làm tăng giá vé máy bay, ảnh hưởng đến phát triển du lịch và nhu cầu đi lại của nhân dân.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng kiến nghị khẩn trương nghiên cứu, có giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hàng không duy trì đường bay, số máy bay thương mại, hạn chế ảnh hưởng lên giá vé, việc di chuyển của người dân và phát triển du lịch trong nước.
Được biết, ngay sau phiên họp Chính phủ, ngày 5/4, Bộ GTVT đã tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành bàn về việc thực thi Công ước Cape Town, Nghị định thư Cape Town và Công ước Chicago cũng như các giải pháp khắc phục tình trạng thiếu máy bay hiện nay. Nhất là trong bối cảnh các cơ quan báo chí đưa tin nhiều về tình trạng 4 máy bay từng thuộc đội tàu bay của Việt Nam đang bị bỏ phí không được khai thác.
Việt Nam tuân thủ đầy đủ Công ước!
Tại cuộc họp, thảo luận về việc thực thi Công ước Cape Town, Nghị định thư Cape Town và Công ước Chicago, đại diện các Bộ Ngoại giao, Tư pháp khẳng định, pháp luật Việt Nam đã nội luật hóa và tuân thủ những quy định của các Điều ước quốc tế nêu trên; không hề có mâu thuẫn hay xung đột giữa pháp luật trong nước và các Điều ước quốc tế về hàng không. Trên thực tế, có thể đánh giá Việt Nam đã và đang tuân thủ tốt nghĩa vụ thành viên Cape Town.
Liên quan đến 4 tàu bay của hãng hàng không Việt Nam tạm nhập hiện đang chờ phán quyết cuối cùng của Tòa án Anh và Tòa án Hà Nội về các tranh chấp liên quan, các cơ quan tham dự cuộc họp đều nhất trí cho rằng, trong khi chờ Tòa án ra quyết định cuối cùng, các tàu bay trên đã được xóa quốc tịch Việt Nam và bàn giao cho bên có quyền lợi là FWA theo đúng quy định và Công ước Cape Town, Nghị định thư Cape Town và Công ước Chicago. Các tàu bay này hiện đã đăng ký quốc tịch nước khác (Guernsey) nên Việt Nam không còn quyền tài phán, đồng nghĩa không thể cấp giấy tờ gì liên quan cho những tàu bay này.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu là tài liệu bắt buộc không thể thay thế
Theo quy định của Nghị định thư Cape Town, việc áp dụng các biện pháp khắc phục cho các chủ tàu liên quan đến tàu bay (trong đó có xuất khẩu tàu bay) bắt buộc phải tuân thủ các luật và quy định về an toàn hàng không của quốc gia có liên quan.
Trong trường hợp 4 tàu bay trên, việc xuất khẩu tàu bay khỏi Việt Nam bắt buộc phải tuân thủ các quy định xuất khẩu của cơ quan Hải quan, tuân thủ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014), Nghị định 68/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 07/2019/NĐ-CP) và các văn bản có liên quan khác.
Tại cuộc họp, đại diện các Bộ Tư pháp, KH&ĐT và Tổng cục Hải quan đều nhất trí cho rằng, Việt Nam đã làm tốt công ước Cape Town và việc xuất khẩu tàu bay bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu do Cục Hàng không Việt Nam cấp theo quy định tại Nghị định 68/2015/NĐ-CP.
Các cơ quan này nhấn mạnh không thể dùng các giấy tờ khác như Công văn xác nhận tình trạng kỹ thuật an toàn bay thay thế cho Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu. Đáng chú ý, đại diện các cơ quan cũng cảnh báo nguy cơ Việt Nam bị các cổ đông của hãng hàng không là nhà đầu tư nước ngoài kiện nếu làm không đúng pháp luật, làm ảnh hưởng quyền lợi của các nhà đầu tư.
Trước đó, ngày 27/3, Tổng cục Hải quan cũng đã có công văn số 1265/TCHQ-GSQL gửi cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội khẳng định đối với 4 tàu bay khi làm hồ sơ hải quan để xuất khẩu thì trong hồ sơ cần có “Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu còn hiệu lực do Cục Hàng không Việt Nam cấp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 68/2015/NĐ-CP ngày 18/8/2015 của Chính phủ được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 64/2022/NĐ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ”.
Cục Hàng không Việt Nam không có quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu!
Theo quy định hiện hành đối với các tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam trước khi xuất khẩu và đăng ký quốc tịch nước khác thì Cục Hàng không Việt Nam có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu.
Tuy nhiên, các tàu bay trên đã xóa quốc tịch Việt Nam từ tháng 12/2022 và ngay lập tức đã đăng ký quốc tịch Guersney mà không đề nghị cấp Giấy chứng nhận bay xuất khẩu. Do đó, Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) không còn quyền tài phán với tàu bay mang quốc tịch nước khác và không thể cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu theo quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BGTVT của Bộ GTVT.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Cục Hàng không Việt Nam đã nhiều lần có văn bản khẳng định Cục đã hết quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu với 4 tàu bay này.
Theo công văn số 5530/CHK-TCATB trả lời FWA, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, tàu bay A321 được Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận xóa quốc tịch tàu bay tháng 1/2023 theo đề nghị của FWA. Thời điểm đó FWA không đề nghị Cục Hàng không Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu. Theo thông lệ và quy trình thực hiện, Cục Hàng không Việt Nam sẽ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu ngay sau khi tàu bay được xóa quốc tịch Việt Nam trước khi đăng ký quốc tịch nước khác. Tuy nhiên, việc xóa quốc tịch của các tàu A321 đến nay đã quá 6 tháng theo quy định, nên “Cục Hàng không Việt Nam chỉ có thể xác nhận tình trạng kỹ thuật hiện tại của tàu bay mà không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay xuất khẩu”.
Như vậy, không có điều kiện bắt buộc là Giấy chứng nhận điều kiện bay xuất khẩu, FWA không thể đưa tàu bay khỏi Việt Nam. Trường hợp nếu Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy này cho FWA sẽ vi phạm các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong công văn 578/SB-GSKS gửi Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị liên quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cục Hải quan TP.HCM “đề nghị các đơn vị Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ Hàng không miền Nam, Cảng vụ Hàng không miền Bắc phối hợp giám sát và thông báo kịp thời cho Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trước khi có phát sinh cấp phép bay đối với 4 tàu bay”, đồng thời nêu rõ 4 tàu bay A321 đã làm thủ tục tạm nhập, nhưng hồ sơ tái xuất lô hàng chưa đáp ứng quy định về hồ sơ thủ tục hải quan. 4 tàu bay này cũng đang liên quan đến tranh chấp tại Tòa án Anh và Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội.
Vì thế, để đảm bảo việc giám sát hải quan với hàng hóa chưa hoàn tất thủ tục hải quan, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất đề nghị Cục Hàng không Việt Nam và các Cảng vụ Hàng không miền Nam và miền Bắc phối hợp giám sát và thông báo trước khi có phát sinh cấp phép bay với 4 tàu bay trên.
Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, hãng bay hiện đang vận hành trên 100 tàu bay và tất cả các công ty thuê mua tàu bay đều hợp tác để đội tàu bay khai thác phục vụ thị trường hàng không. Chỉ duy nhất FWA đã xóa đăng ký quốc tịch Việt Nam, đăng ký tàu bay tại nước khác và tìm cách lấy tàu không hợp lệ khỏi Việt Nam và hoàn toàn không thống nhất với hãng hàng không đang khai thác tàu bay. Điều này không phù hợp với thông lệ trong ngành hàng không.
Hiện, tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam đã thụ lý đơn khởi kiện của hãng hàng không đối với các ngân hàng nước ngoài về việc chấm dứt bất hợp pháp các hợp đồng thuê mua tàu bay trong thời gian giãn cách xã hội đại dịch Covid-19, gây thiệt hại cho hãng hàng không, khiến những tàu bay mới trong đội tàu bay của Việt Nam phải tạm ngưng hoạt động. Các tàu bay này đang là tài sản, đối tượng tranh chấp của vụ kiện đang được tòa án Việt Nam giải quyết.
下一篇:Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
相关文章:
- Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- Hàng loạt bệnh viện tăng bệnh nhi Adenovirus, Bộ Y tế bàn gấp giải pháp điều trị
- Sốt xuất huyết trở nặng rất nhanh, tính bằng phút,có người chỉ sốt 3 ngày đã sốc
- Tốc độ tăng giải ngân vốn đầu tư công giảm sút rõ rệt
- Chăm lo cho đoàn viên, người lao động có cái tết vui tươi, hạnh phúc
- Xuất khẩu dệt may đạt 7,3 tỷ USD
- Người phụ nữ mắc ung thư hiến toàn bộ cơ thể sau khi qua đời
- 5 lưu ý giúp sống khỏe và nâng cao tuổi thọ
- Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- Nguyên tắc ‘4 ấm, 1 lạnh’ phòng bệnh cho trẻ mùa đông của bác sĩ nhi khoa
相关推荐:
- Sách Tết cháy hàng sau trong tuần đầu mở bán
- Dấu hiệu khi bị côn trùng đốt cần phải đưa trẻ đến viện
- Hoại tử vì lời quảng cáo 'nâng ngực không đau' của spa ở Hà Nội
- Ve chó sống khoẻ trong tai bé gái 2 tuổi
- Gần 50% doanh thu quảng cáo “chảy vào túi” các nền tảng xuyên biên giới
- 6 loại thực phẩm làm sạch gan và cải thiện sức khỏe
- Aqua Clinic ra mắt công nghệ căng bóng da hiện đại
- WHO cảnh báo mối liên hệ giữa siro ho của Ấn Độ và 66 bệnh nhi tử vong
- Khói mịt mù bủa vây 1 đoạn cao tốc Phan Thiết
- Củ cải trắng có nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe
- Bài toán vận hành điều tiết lũ hiệu quả, nhìn từ Nhà máy thủy điện Krông H’năng
- Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- Người đang sở hữu nhiều ô tô, xe máy thì định danh biển số thế nào?
- Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- Tạm đình chỉ công tác cán bộ thuế đòi quăng ly nước vào mặt công an