"Chữa lành" theo trào lưu: Giới trẻ có thực sự cần?ữalànhquottheotràolưuGiớitrẻcóthựcsựcầđội hình marseille gặp olympique lyonnais(Dân trí) - "Chữa lành" là từ khóa phổ biến trên khắp cõi mạng và trở thành trào lưu của giới trẻ. Tuy nhiên, theo chuyên gia, không có cái gọi là du lịch chữa lành hay quán nhậu chữa lành.Cần hiểu đúng về chữa lành Chia sẻ bên lề Ngày hội An lạc diễn ra tại Hà Nội ngày 23/11, Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, Viện Tâm lý Việt Pháp cho biết, từ chữa lành trong tiếng Việt dịch từ tiếng Anh là healing, khái niệm đó đến từ vết thương thể chất hơn là vấn đề tinh thần. "Khi sử dụng trong lĩnh vực tâm lý học, chúng ta cần ý thức một điều: nếu chỉ là cảm giác bất an, khó chịu, buồn bã thoáng qua thì không việc gì phải chữa lành. Tất cả chúng ta trên mọi nẻo đường đều có những trải nghiệm như vậy. Chuyện đó là hoàn toàn tự nhiên", TS Phương nói. Theo ông, khi có những trạng thái cảm xúc xuất phát từ những chấn thương hay nỗi niềm nặng nề hơn, tái diễn lặp đi lặp lại, đặc biệt đi kèm triệu chứng về thể chất rất đặc thù, có chấn thương tâm lý, đó là lúc chúng ta cần chữa lành. Chẳng hạn, có nhiều bạn khi gặp một mùi hương, nghe một âm thanh, bản nhạc, kỷ niệm đau đớn từ thuở nhỏ tràn về đến nỗi các bạn có thể đông cứng người lại, thậm chí nhức đầu, đau bụng, nôn ói, mệt mỏi… "Những dấu hiệu chấn thương tâm lý đó rất đặc thù và khi đó chúng ta cần chữa lành, nếu không nó cứ trở đi trở lại và chúng ta không thoát ly được cảm xúc đó. Nhưng chữa lành không đơn giản. Không phải tất cả liệu pháp tâm lý đều dùng được vào việc chữa lành chấn thương tâm lý. Không phải đi du lịchlà chữa lành", TS Phương lưu ý. Bản thân ông cũng nhận thấy nhiều bạn trẻ gặp khó khăn về tâm lý, xuất phát từ mối quan hệ gia đình, tình cảm nhưng các bạn không đủ thời gian, tài chính để tìm kiếm hỗ trợ tâm lý phù hợp. Mỗi người có bổn phận mang lại sự an lành cho bản thân và người xung quanh TS Phương cho biết, vấn đề khó khăn nhất mà các bạn trẻ gặp phải là cảm xúc bất an, khổ đau, ám ảnh thường xuyên đẩy họ vào những cơn giận dữ, đau khổ, trầm cảm. Nó xuất phát từ nhiều yếu tố. Có thể là những xung đột trong cách dạy dỗ, quan niệm sống của cha mẹ và con cái, thầy cô, nhà trường, học trò, quan hệ tình cảm mà các bạn đã va vấp đầu đời, những quan điểm sống mang tính chất tiêu cực, cứng nhắc, tuyệt đối. Đặc biệt, kỳ vọng quá lớn của những người xung quanh đôi khi trở thành gánh nặng với nhiều bạn trẻ, đôi khi không giải quyết được, nó càng ngày càng tăng lên và khi cảm thấy bế tắc hoàn toàn thì dẫn đến trầm cảm. "Đáng buồn hơn nữa là trong tâm trạng đấy, các bạn thường dẫn đến hành vi tự bại, hành vi cản trở sự thành công trong học tập, trong quan hệ, công việc, đôi khi dẫn đến hành vi tự hại như nghiện ngập, cắt tay, cắt chân. Đau đớn nhất là nhiều bạn cùng quẫn, không tin ngoài kia có những người thương mình, dẫn tới hành vi tự sát", TS Phương chia sẻ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy ngày càng có nhiều bạn trẻ gặp phải những rối loạn cảm xúc như vậy. Đồng thời, trong thực tế dù hiện rất tràn lan nhưng ngành tâm lý, đặc biệt là tâm lý lâm sàng hay tâm lý tham vấn còn đang rất phôi thai, đang phát triển nên việc kiếm dịch vụ cho những chướng ngại khổ đau, vấn đề tâm lý không phải dễ dàng. Vì thế, ông và các học trò quyết định tổ chức Ngày hội An lạc như một cơ hội để đóng góp cho xã hội, các bạn trẻ gặp vấn đề tâm lý nói chung. "Khi tham gia các sự kiệnnhư thế này, chúng tôi mong muốn các bạn trẻ chuyển hóa nhận thức, cảm xúc, hành vi chấn thương, khổ đau, gốc rễ sâu xa của bất an hiện tại. Mọi người đều có tiềm năng để chữa lành, chỉ cần nhìn lại cội rễ, làm quen với các phương pháp khoa học", TS Phương nói. Theo ông, mỗi người có bổn phận mang lại sự an lành cho bản thân và người xung quanh. Tuy nhiên, trong cuộc sống hằng ngày, vì bận rộn, chấn thương, stress, đôi khi chúng ta quên mất sự kết nối với chính bản thân mình. |