当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【dự đoán trận arsenal】Lợi nhuận gần nghìn tỷ mỗi năm nhờ lợi thế độc quyền, nhóm cổ đông nào đứng sau NAPAS?

Lợi nhuận gần nghìn tỷ mỗi năm nhờ lợi thế độc quyền,ợinhuậngầnnghìntỷmỗinămnhờlợithếđộcquyềnnhómcổđôngnàođứdự đoán trận arsenal nhóm cổ đông nào đứng sau NAPAS?

Theo thanhtra.com.vn

Với vị thế độc quyền được cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam, NAPAS ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng theo cấp số những năm gần đây. Điều này giúp nhóm cổ đông đứng sau “bỏ túi” gần nghìn tỷ mỗi năm.

“Lộ diện” doanh nghiệp trung gian thanh toán độc quyền duy nhất cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại tại Việt Nam.

Những năm gần đây, việc thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở nên quen thuộc với người dân. Trong khi thị trường chỉ hướng sự chú ý vào các fintech trung gian thanh toán thì một cái tên ít được nhắc tới hơn cả là Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS). Đây là đơn vị trung gian thanh toán duy nhất được Ngân hàng Nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam, hiện đang có mức tăng “khủng” nhất.

Theo tìm hiểu của Báo Thanh tra, NAPAS, tiền thân là liên minh thẻ đầu tiên BanknetVN ra đời năm 2004 với 8 thành viên sáng lập. Ba năm sau, một liên minh thẻ khác - Smartlink - ra đời. Cả hai liên minh thẻ này đều làm nhiệm vụ chuyển mạch kết nối dùng chung, kết nối các ngân hàng thành viên.

Năm 2014, BanknetVN và Smartlink được sáp nhập, hệ thống chuyển mạch thẻ được thống nhất và sau đó đổi tên thành Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam. Từ đây, NAPAS trở thành doanh nghiệp độc quyền cung cấp dịch vụ chuyển mạch tài chính trên thị trường cho các ngân hàng.

Nguồn thu của NAPAS chủ yếu đến từ việc thu phí các dịch vụ ngân hàng. Do đó, hoạt động giao dịch qua ngân hàng càng nhiều thì NAPAS càng hưởng lợi.

Tại "Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm 2023", đại diện NAPAS cho biết, hoạt động thanh toán điện tử năm 2022 tiếp tục tăng trưởng nhanh với tổng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch thực hiện qua NAPAS tiếp tục tăng tương ứng là 96,5% và 87,3% so với năm 2021. Tỉ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021, xuống mức 6,56% của năm 2022.

Tỉ trọng giao dịch thẻ chip thực hiện qua hệ thống NAPAS tăng từ 26% năm 2021 lên đến hơn 60% năm 2022. Dịch vụ chuyển nhanh NAPAS 247 bằng mã VietQR cũng có sự tăng trưởng ấn tượng sau hơn 1 năm ra mắt, thanh toán bằng mã VietQR đã trở thành một trong các hình thức thanh toán phổ biến và được thị trường đón nhận.

Nếu so sánh với NAPAS, cùng là trung gian thanh toán nhưng các fintech đình đám trên thị trường hầu hết đều ngập trong thua lỗ, với khoản lỗ tăng liên tục những năm gần đây.

Momo là một ví dụ. Thực tế, doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của MoMo đều tăng trong ba năm 2019-2021. Tuy nhiên, chi phí bán hàng lớn và tăng cùng chiều với doanh thu khiến kỳ lân này vẫn chưa có lãi. Từ năm 2019 đến 2021, mỗi năm MoMo đều đặn lỗ trên 850 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2022, công ty này ghi nhận khoản lỗ lũy kế hơn 3.600 tỷ đồng.

ZaloPay, ví điện tử được hậu thuẫn bởi "kỳ lân" VNG cũng không khá hơn. Công ty Cổ phần Zion - đơn vị vận hành ví điện tử ZaloPay, lỗ khoảng 1.212,5 tỷ đồng trong năm 2021, đánh dấu mức kỷ lục trong chuỗi thời gian kinh doanh dưới giá vốn liên tục từ năm 2016. Đây vốn được xem là mảng "đốt tiền" của VNG trong thời gian qua.

Đến cuối tháng 9/2022, công ty mẹ của ZaloPay ghi nhận giá trị đầu tư vào ví điện tử này tăng 26,5% so với đầu năm, lên hơn 2.560 tỷ đồng. Tuy vậy, VNG trích lập dự phòng gần 2.270 tỷ đồng, tăng hơn 214 tỷ đồng so với giữa năm.

Thế độc quyền kỳ lạ của NAPAS

Sự đối lập giữa NAPAS và các ví điện tử, theo giới phân tích, không phải điều khó lý giải khi thị trường ví điện tử đang có sự cạnh tranh gay gắt và các đơn vị này thường xuyên phải khuyến mãi, hoàn tiền để thu hút khách hàng, trong khi đó NAPAS lại "độc quyền ở miếng bánh béo bở" nhất.

Sau khi ra đời, NAPAS đã thúc đẩy hệ thống thanh toán quốc gia tăng mạnh. Trong giai đoạn 2015 - 2019, tổng số lượng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS tăng gấp 21,5 lần. Hệ thống NAPAS đang xử lý 2,3 triệu giao dịch/ngày, tăng gấp gần 5 lần so với năm 2015. Cơ cấu giao dịch cũng có sự dịch chuyển từ chuyển mạch ATM sang chuyển mạch thanh toán liên ngân hàng.

Mặc dù vậy, theo phân tích của lãnh đạo một số doanh nghiệp lớn về mảng công nghệ - viễn thông, hệ thống thanh toán điện tử của Việt Nam hiện mới đáp ứng được một phần nhu cầu thanh toán bán lẻ của người dân khu vực thành thị.

Thực tế, nhiều doanh nghiệp khác đều hoàn toàn đủ lực xây dựng hệ thống bù trừ tài chính, chuyển mạch điện tử phục vụ thị trường trong nước, với lợi thế hạ tầng viễn thông, công nghệ sẵn có. Dù vậy, cho tới nay, NAPAS vẫn đang nắm thế độc quyền trong mảng kinh doanh "béo bở" này. Nhiều chuyên gia cũng nhận định: "Việc cho phép duy nhất một công ty 'độc quyền' tham gia vào hoạt động chuyển mạch tài chính, bù trừ điện tử là hạn chế cho đổi mới, sáng tạo”.

Lợi nhuận tăng tưởng phi mã, cổ đông của NAPAS “bỏ túi” gần nghìn tỷ mỗi năm

Theo tìm hiểu của Báo Thanh tra, NAPAS là đơn vị trung gian thanh toán duy nhất được cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử tại Việt Nam.

Doanh nghiệp này hiện đang quản trị và vận hành hệ thống chuyển mạch kết nối liên thông hơn 19.600 máy ATM, hơn 360.000 máy POS phục vụ hơn 120 triệu chủ thẻ. Sản phẩm, dịch vụ của NAPAS có độ bao phủ tới tập khách hàng trực tiếp gồm hơn 50 tổ chức thành viên là các ngân hàng, trung gian thanh toán, các tổ chức tài chính hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức thanh toán quốc tế, hơn 300 đối tác là các đơn vị cung cấp dịch vụ công, các đơn vị chấp nhận thanh toán, các nhà cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực hàng không, viễn thông, khách sạn, du lịch, siêu thị, sàn giao dịch thương mại điện tử…

Trong giai đoạn 5 năm từ năm 2017 - 2021, doanh thu của NAPAS tăng gấp gần 4 lần, từ 1.160 tỷ lên gần 4.300 tỷ đồng. Nếu việc tăng trưởng doanh thu là điều không khó để thấy với nhóm fintech thì lợi nhuận có lẽ là điểm khác biệt lớn nhất. Trong đó, yếu tố chính tạo ra con số hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm là sự độc quyền về dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử.

So với doanh thu, lợi nhuận của NAPAS còn tăng trưởng phi mã hơn. Năm 2017, doanh nghiệp này ghi nhận mức lãi ròng hơn 200 tỷ đồng. Con số này tăng gấp đôi vào năm 2018 và gấp gần 5 lần vào năm 2021, đạt gần 980 tỷ đồng.

Không chỉ ở quy mô hoạt động kinh doanh, quy mô tổng tài sản của NAPAS cũng liên tục mở rộng. Năm 2017, tổng tài sản của công ty này đạt chưa tới 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến 2021, con số này tăng lên hơn 3.400 tỷ đồng.

Với kết quả kinh doanh liên tục tăng trưởng cao, cổ đông của NAPAS chắc hẳn là những người vui nhất. Cổ đông chính của công ty này, theo giới thiệu ngoài Ngân hàng Nhà nước còn có các ngân hàng thương mại.

Số vốn điều lệ hiện tại của NAPAS là 312,5 tỷ đồng, trong đó ngoài thành phần cổ đông giữ vị trí chủ chốt khoảng 49% cổ phần thuộc về Ngân hàng Nhà nước, 4 ngân hàng thương mại thuộc sự chi phối của Ngân hàng Nhà nước là Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank sở hữu 20,6% và 4,8% cổ phần do Tập đoàn Bưu chính viễn thông nắm giữ. Các ngân hàng thương mại cổ phần cùng các nhà đầu tư khác nắm giữ hơn 25% số cổ phần còn lại.

Tuy nhiên, ngoài những cái tên lớn trong giới ngân hàng, có một công ty chứng khoán nắm giữ cổ phần tại NAPAS.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, giá gốc khoản đầu tư vào NAPAS của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt ghi nhận hơn 408 tỷ đồng, với giá trị hợp lý cao hơn gần 46%, ghi nhận gần 600 tỷ đồng.

Đặc biệt, sở hữu của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt tại NAPAS liên tục tăng những năm gần đây, có thể là do mua lại cổ phần từ chính những cổ đông hiện hữu khác. Cuối năm 2019, giá gốc khoản đầu tư vào NAPAS của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt chỉ gần 31 tỷ đồng. Con số này tăng lên 286 tỷ sau đó một năm.

Với cơ cấu cổ đông cô đặc và các ngân hàng cũng xác định rằng sẽ nắm giữ khoản đầu tư này lâu dài nên hầu như không có bất kỳ giao dịch cổ phiếu NAPAS nào được ghi nhận trên thị trường. Tuy nhiên, với mức tăng trưởng bằng lần những năm gần đây, cùng với vị thế độc quyền kinh doanh một trong những mảng có hiệu suất cao nhất, NAPAS chắc chắn sẽ là một món hời cho các cổ đông.

分享到: