Anh liên hệ với người đại diện gia đình và được biết 2 trường hợp trở nặng là người mẹ 103 tuổi và con gái bà,ácsĩtrắngđêmtưvấngiúpFtuổivượtnguykịlịch thi đấu campuchia 73 tuổi. 89% - 90% là kết quả chỉ số SpO2 (độ bão hòa oxy trong máu) của hai bệnh nhân. Do chưa thể liên hệ với lực lượng y tế địa phương, qua điện thoại, anh Chánh trấn an tinh thần và bắt đầu hướng dẫn các F0 trở nặng cách tập thở.
Dù chưa được đến viện nhưng có bác sĩ hướng dẫn nên gia đình F0 yên tâm hơn và bắt đầu bình tĩnh làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ mạng lưới. Nam bác sĩ cũng hướng dẫn họ cách liên hệ oxy, và tư vấn về chăm sóc sức khỏe. “Hiện tại, sức khỏe của cả gia đình trên đều đã ổn định. Người nhà còn gửi cho tôi clip ghi lại cảnh cụ tự xúc cơm ăn, tập thể dục. Tôi nhìn, không nén nổi vui mừng”, anh Chánh nói.
Đó là một trong số nhiều ca bệnh bác sĩ mạng lưới Thầy thuốc đồng hành - tổ chức với 6.000 y bác sĩ, tình nguyện viên ở khắp mọi miền cả nước.
“Chia lửa” cho vùng dịch
Đọc lời kêu gọi tuyển tình nguyện viên trên facebook, không do dự, bác sĩ Nguyễn Văn Chánh đăng ký. “Không vào vùng dịch, trực tiếp điều trị người bệnh, chúng tôi tham gia mạng lưới tư vấn để giúp các bệnh nhân, giảm tải áp lực cho TP.HCM”, anh nói.
Trải qua các buổi tập huấn trực tuyến, các bài kiểm tra, các tình nguyện viên là các bác sĩ trong và ngoài nước bắt tay vào công việc.
BS tư vấn Nguyễn Văn Chánh - BS quản lý phó của Khu vực 760 mạng lưới Thầy thuốc đồng hành |
Hiện tại, mạng lưới này đã phủ sóng ở cả 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, TP.HCM và Bình Dương. Theo anh Chánh, với các ca F0 tại nhà trở nặng, không có các trang thiết bị cần thiết, bác sĩ sẽ liên hệ y tế địa phương để hỗ trợ, các bác sĩ sẽ hướng dẫn, đồng hành cùng họ vượt qua bệnh. Trong trường hợp khẩn cấp hơn, các bác sĩ sẽ gọi hotline và liên hệ hệ cấp cứu kịp thời.
Các bác sĩ, tình nguyện viên gọi điện tư vấn, hỏi thăm sức khỏe F0 hàng ngày. Các chỉ số SpO2, huyết áp… luôn được bác sĩ yêu cầu người nhà cung cấp để theo dõi sức khỏe bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không có thiết bị, khi cần thiết các bác sĩ lại nhờ trợ giúp từ y tế địa phương để kiểm tra sức khỏe hiện tại của người bệnh.
Ngoài tư vấn chuyên môn, các bác sĩ cũng động viên, hướng dẫn bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng, cách ăn uống, quan tâm đến giấc ngủ và chế độ luyện tập…
“Yếu tố quan trọng là tinh thần lạc quan và dinh dưỡng của người bệnh. Có như vậy, bệnh nhân mới hồi phục được nhanh hơn”, anh nói.
Mạng lưới bác sĩ đồng hành đã phủ sóng ở cả 3 tỉnh thành phố là Hà Nội, TP.HCM và Bình Dương |
Theo bác sĩ tư vấn này, việc hỗ trợ trực tuyến khó khăn hơn nhiều so với thăm khám trực tiếp. “Chúng tôi chỉ đánh giá qua lời kể và trong những trường hợp cần đánh giá chính xác hơn thì có thể kết nối telehealth trực tuyến để đánh giá chính xác hơn tình trạng bệnh.
Trong khi đó, nếu thăm khám trực tiếp, các bác sĩ có thể nghe phổi, nghe tim hay chỉ định làm xét nghiệm để đánh giá tình trạng bệnh. Đôi khi, chúng tôi phải yêu cầu gặp bệnh nhân do người nhà lo lắng quá đánh giá không đúng tình trạng của người thân”, anh chia sẻ thêm.
Đêm trắng đồng hành cùng F0
Số lượng bệnh nhân nhờ đến sự hỗ trợ của mạng lưới ngày càng tăng với 450 nghìn cuộc gọi sau 3 tuần hoạt động. Theo anh Chánh, sau khi sức khỏe ổn định, các F0 đã được mạng lưới tư vấn lại giới thiệu cho những người thân, bạn bè…của họ.
“Sau không ít ca tư vấn, đặt lưng xuống giường, tôi không ngủ nổi. Cả đêm đó, tôi cứ giữ máy liên lạc với họ”, anh Chánh nói về trường hợp đặc biệt, anh tư vấn vào ngày 10/8.
Gia đình có 3 người (2 vợ chồng và con trai 20 tuổi). Người chồng đã mất vì Covid-19, vợ và con trai đều là F0. Khi gọi đến mạng lưới, người con hoảng loạn vì mẹ đang diễn tiến nặng, khó thở và tiêu chảy qua 2 ngày không thể cầm.
Đánh giá bệnh nhân thuộc nguy cơ 3, Anh Chánh hướng dẫn bệnh nhân tập thở và hướng dẫn liên lạc với chương trình ATM Oxy cùng y tế địa phương để hỗ trợ bệnh nhân. Tuy sau đó không được chuyển đến bệnh viện nhưng người mẹ đã may mắn được mượn bình oxy miễn phí. Anh Chánh tiếp tục tư vấn cách thở, cách chăm sóc bệnh nhân.
2 hôm sau, tình trạng F0 khả quan hơn, bệnh nhân đã cai được oxy và đến nay đã ổn định.“Cả đêm đó tôi thức trắng. Tôi nghĩ lỡ có chuyện không may, bạn trẻ đó sẽ thành mồ côi. Suốt đêm, tôi động viên người nhà và yêu cầu theo dõi sát các các dấu hiệu bệnh nhân và động viên tinh thần và cùng người nhà lên kế hoạch chăm sóc cho người bệnh”, anh nói.
“Tôi thường góp nhặt các địa chỉ Oxy thiện nguyện trên mạng để lúc cần có thể gửi cho bệnh nhân kết hợp với việc nhờ hỗ trợ từ y tế địa phương”. Trường hợp cụ già dưới đây cũng được anh hỗ trợ theo cách như vậy.
Đó là một bệnh nhân tuổi cao, anh đã lưu ý và ưu tiên gọi trước. Người nhấc máy là con trai của bà. Tình trạng sức khỏe của F0 đang rất kém, không thể ăn, sốt nhẹ, ho, mất vị giác.
“Những câu trả lời yếu ớt vọng lại từ đầu dây bên kia khiến tôi rất lo lắng. Tôi đã hướng dẫn người nhà đếm nhịp thở của bệnh nhân vì không có các thiết bị kiểm tra như máy đo huyết áp, SPO2. Nhịp thở được xác định là 33 lần/phút, tôi gọi y tế địa phương nhờ hỗ trợ”, anh nhớ lại.
Y tế địa phương báo chỉ số SPO2 của F0 là 64%, phải thở Oxy, sau đó chỉ số của bà lên được 90%, huyết áp 120/90 mmHg. Lúc đó, anh Chánh nhanh chóng gửi thông tin cho trưởng nhóm và khởi động cấp cứu. Sau khi CDC xác nhận, anh thông báo tiếp tục cho thở Oxy và hướng dẫn bệnh nhân tập thở.
“Đêm đó, dường như tôi không ngủ. 12h đêm lại gọi hỏi thăm sức khỏe của bà, lấy các chỉ số như SPO2, huyết áp”, anh kể. Qua 2 ngày theo dõi, tình trạng của F0 đã cải thiện, cai được Oxy, có thể ăn uống. Đến nay bệnh nhân đã hồi phục.
Lúc đó, bác sĩ tư vấn của mạng lưới này mới thở phào. Anh lại tiếp tục một cuộc gọi khác, khi thấy danh sách chờ còn dài…
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Ngọc Trang
Thứ trưởng Bộ Y tế nêu nguyên nhân F0 cộng đồng nhiều tỉnh chiếm tỷ lệ lớn
Tại cuộc họp trực tuyến với 12 tỉnh Tây Nam bộ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, F0 trong cộng đồng chiếm tỷ lớn (có tỉnh lên tới 90%) do việc xét nghiệm được triển khai quyết liệt.