Nỗ lực lo nguồn thuốc, tài chính Đến nay, Việt Nam đã trải qua 33 năm đương đầu với dịch HIV/AIDS; vaf luôn được thế giới đánh giá cao với nhiều thành quả đáng nể khi đặt mục tiêu chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030. Thời gian qua, các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo hướng tiếp cận toàn diện và cung cấp dịch vụ từ dự phòng, xét nghiệm đến chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS đã được triển khai mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ. Theo ước tính của các tổ chức quốc tế, Chương trình phòng, chống HIV/AIDS của Việt Nam đã cứu được gần 1 triệu người không bị nhiễm HIV và khoảng hơn 200.000 người Việt Nam không bị tử vong liên quan đến HIV/AIDS. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá cao không chỉ về sự năng động, sáng tạo trong triển khai thực hiện mà còn có cam kết chính trị rất mạnh mẽ và kịp thời của lãnh đạo các cấp; là điểm sáng trên bản đồ phòng, chống HIV/AIDS thế giới. Chia sẻ về những khó khăn trong công tác phòng, chống dịch HIV hiện nay, bà Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) nhìn nhận: “Thời gian vừa qua, cùng với khó khăn chung của cả ngành y tế, công tác phòng chống HIV cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, tình trạng khó khăn về cung ứng sinh phẩm, thuốc men cũng liên tục xảy ra sau dịch COVID-19. Cũng theo bài Phan Thị Thu Hương, Cục Phòng chống HIV/AIDS đang tiếp tục đồng hành cùng với các tỉnh, thành phố để nỗ lực vực lại các hoạt động sau dịch COVID-19 và đã trở lại các hoạt động bài bản như trước đây, giảm dần nguy cơ lây nhiễm tại các tỉnh, thành phố trong thời gian tới. Về thực trạng nguồn lực tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, tài chính cho chương trình trong giai đoạn 10 năm từ năm 2012 – 2022 đã có nhiều thay đổi, nếu ngân sách viện trợ quốc tế cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS đang bị sụt giảm rất lớn, Việt Nam phải tăng nguồn ngân sách trong nước cho các hoạt động. Chương trình phòng, chống HIV/AIDS cũng đang đối mặt với một số các thách thức về tài chính bền vững như: Viện trợ quốc tế đã chuyển đổi cơ chế hỗ trợ từ cung cấp dịch vụ trực tiếp sang hỗ trợ kỹ thuật; địa bàn hỗ trợ cũng chỉ tập trung tại một số tỉnh trọng điểm lớn và có lộ trình chấm dứt viện trợ sau năm 2030. Trước những khó khăn đó, dịch HIV lại đang có nhiều thay đổi, số ca được phát hiện chủ yếu trong nhóm tuổi trẻ; đặc biệt ở nhóm quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới nữ. Độ bao phủ của các dịch vụ cũng chưa đáp ứng các mục tiêu được kỳ vọng. Theo Bộ Y tế, những thách thức này đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần quyết tâm, cùng hành động mới có thể đạt được mục tiêu tiến tới chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Việt Nam chậm nhất vào năm 2030. Cần sự quan tâm đầu tư |