您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【mã kèo nhà cái】Hỗ trợ pháp lý sẽ gần hơn với thực tế của doanh nghiệp

Cúp C22人已围观

简介Ths. Hà Đình Bốn Về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Ths. Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ P ...

ho tro phap ly se gan hon voi thuc te cua doanh nghiep

Ths. Hà Đình Bốn

Về vấn đề này,ỗtrợpháplýsẽgầnhơnvớithựctếcủadoanhnghiệmã kèo nhà cái phóng viên đã có cuộc trao đổi với Ths. Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Xin ông cho biết, công tác hỗ trợ pháp lý cho DN những năm qua đã có những hoạt động gì đáng lưu ý?

Công tác hỗ trợ pháp lý cho DN đã và đang được thực hiện theo Nghị định 66/2008/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho DN. Các hoạt động được giao xuống từng đơn vị, các bộ ngành liên quan để cùng phối hợp triển khai đồng bộ.

Về phía Bộ LĐ-TB&XH, Bộ đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, văn bản quy phạm pháp luật để đưa lên website của Bộ, cũng như các website khác để DN thuận lợi trong việc tra cứu, xem xét, nghiên cứu.

Bộ đã xây dựng những bộ tài liệu để làm căn cứ cho các địa phương, bộ, ngành làm công tác tra cứu. Tiêu biểu như sách về lao động công đoàn, tờ rơi về các loại bảo hiểm xã hội, XK lao động... Nhận thấy không thể chuyển hết những tài liệu này xuống tận tay người lao động nên Bộ đã có chủ trương đưa xuống các sở lao động, các khu công nghiệp, khu chế xuất, DN lớn… để công tác tuyên truyền được hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, Bộ đã kịp thời rà soát, hệ thống hóa toàn bộ hệ thống pháp luật để loại bỏ những văn bản pháp luật không còn hiệu lực, cũng như kịp thời tuyên truyền phổ biến những chính sách, quy định mới ban hành. Những cán bộ chuyên trách sẽ được cử tham gia các cuộc hội thảo, đối thoại với DN hoặc thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để kịp thời trả lời, giải đáp vướng mắc, trăn trở của DN.

Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của các hoạt động trên?

Trong thời gian qua, công tác hỗ trợ pháp lý cho DN bước đầu đạt được hiệu quả, thúc đẩy kinh doanh và ổn định sản xuất của DN nhưng vẫn còn tồn tại một số yếu kém ở cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Tính tuân thủ pháp luật của các DN chưa thực sự tốt, đặc biệt với các DN nhỏ và vừa (chiếm xấp xỉ tới 97% DN Việt Nam) cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác hỗ trợ. Bên cạnh đó, nhu cầu pháp lý của DN chưa được đánh giá một cách đầy đủ nên chưa có kế hoạch hỗ trợ tổng thể đối với đối tượng có nhu cầu.

Từ hiệu quả và những khó khăn tồn tại nêu trên, kế hoạch cho công tác hỗ trợ pháp lý DN trong những năm tới sẽ như thế nào, thưa ông?

Trong thời gian tới, công tác này sẽ tiếp tục được phối hợp để xây dựng kế hoạch tổng thể từ 2015-2020 phù hợp với quy định của Chính phủ là kéo dài các chương trình hỗ trợ DN. Các chương trình này sẽ được đưa ra kế hoạch chi tiết của từng năm, chỉ rõ nhiệm vụ của từng cơ quan có liên quan, cách thức phối hợp sao cho nhịp nhàng, đồng bộ.

Bộ LĐ-TB&XH đã quyết định thành lập tổ hỗ trợ pháp luật DN, giao cho Vụ Pháp chế là đầu mối cùng các đơn vị sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết của tổ này về mặt tài chính, nhân lực, nội dung hành động… Tổ công tác này sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ trong thời gian tới để DN hiểu được quyền và lợi ích của mình, có trách nhiệm phối hợp thực hiện, đảm bảo quan hệ lao động hài hòa, hiểu được pháp luật trong nước cũng như thế giới để chuẩn bị cho hội nhập.

Đồng thời, Bộ cũng đang đề nghị Chính phủ sửa đổi một số điều tại Nghị định 66/2008/NĐ-CP để đáp ứng được nguyện vọng thực tế của DN hơn, phù hợp với xu hướng hội nhập hiện nay. Những thay đổi này sẽ góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư FDI.

Hỗ trợ pháp lý giữa Nhà nước với DN, giữa Nhà nước với người lao động đã có chủ trương, vậy theo ông, mối quan hệ hỗ trợ về luật pháp giữa DN với người lao động cần có những thay đổi nào cho hiệu quả?

Bộ LĐ-TB&XH đã quy định rất chặt chẽ về quyền của người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo hơn nữa và giúp người lao động gắn bó với DN thì ngay chính DN phải có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện giúp công nhân viên an tâm làm ăn, đảm bảo an sinh xã hội.

DN và người lao động phải giữ quan hệ hài hòa, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, đảm bảo quyền lợi người lao động nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo quyền sử dụng người lao động của các DN. Nếu quyền của người lao động được hưởng nhiều quá thì không thành quyền mà thành rào cản để DN tiếp cận, giữ chân người lao động.

Tags:

相关文章