【bxh c2 châu âu】Gian nan nghề chạy xe ôm
Dù đã qua thời hoàng kim,ềchạbxh c2 châu âu nhưng nhiều người vẫn bám trụ với nghề chạy xe ôm truyền thống, mong kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình.
Nhờ chạy xe ôm mà cuộc sống gia đình ông Minh (trái) có phần đỡ vất vả hơn.
Khoảng 6 giờ sáng, ông Lâm Văn Khanh, 52 tuổi, ở ấp 4, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, lại bắt đầu chuyến hành trình tìm miếng cơm, manh áo với chiếc xe cà tàng. Bất kể ngày nắng hay mưa, ngày nghỉ, lễ, tết, ông chọn cho mình một góc riêng gần chợ để “cắm chốt” đợi khách hơn 4 năm nay. Ông Khanh bộc bạch: “Bình thường tôi chạy được hơn 150.000 đồng/ngày, mấy ngày tết khách đông nên thu nhập khá lắm. Tôi lớn tuổi đâu làm việc được trong công ty, xí nghiệp, nông thôn thì ít ai thuê nên chạy xe ôm để có đồng vô đồng ra”. Dưới cái nắng giữa trưa, ông Khanh cũng không mang bao tay hay khẩu trang bảo vệ, mồ hôi cứ chảy ròng, da mặt cháy rát đỏ lên như bị bỏng. Vậy mà, ông Khanh còn bảo vui “Tôi bây giờ nắng hết ăn được rồi”.
Vết thời gian dường như đang hằn lên gương mặt của những người gắn bó với nghề chạy xe ôm, khiến họ “mặt nám, tay chai”. Ông Phạm Văn Tuấn, ở ấp 1, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, chạy xe ôm hơn 10 năm, chia sẻ: “Hễ khách kêu chạy đi đâu, tôi chạy đi đó, trong lẫn ngoài tỉnh như Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu,… miễn giá hợp lý là được. Hồi trước, đắt khách lắm nên chạy xe ôm là nguồn thu nhập chính, bây giờ thì cũng chật vật nhưng phải cố gắng làm”.
Ngày làm việc của người chạy xe ôm phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Ngày mưa vắng khách, ngày nắng nóng thì việc di chuyển ngoài đường như một cực hình, nhưng họ vẫn gồng mình chống chọi, chỉ mong có thêm thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Mỗi cuốc xe kết thúc, người chạy xe ôm lại tìm về bóng mát, uống vội ngụm nước mang theo để tiết kiệm chi phí. Đến khi trưa mệt lừ, họ đành gục trên xe máy ngủ tạm chờ khách gọi để chạy tiếp. Nhọc nhằn lắm, nhưng người chạy xe ôm vẫn vui và hài lòng vì việc mình làm. Ông Nguyễn Văn Nam, ở phường VII, thành phố Vị Thanh, nói: “Tôi không mặc cảm khi chạy xe ôm, bởi nghề nào cũng là nghề, miễn đồng tiền từ sức lao động làm ra thì đâu có gì phải ngại”. Cùng chung hoàn cảnh chạy xe ôm như nhau, nên họ thường san sẻ khách chứ không giành giật để ai cũng có thu nhập.
Cùng với sự phát triển của xã hội, đa phần mọi người đều có xe máy riêng nên thời hoàng kim của nghề xe ôm cũng qua đi, khi chẳng dư dả bao nhiêu, có hôm chỉ đủ ăn, nên nhiều người đã quyết định bỏ nghề. Dù vậy, cũng có người vẫn giữ lấy nghề bởi nặng gánh gia đình khi ít đất sản xuất, không nghề nghiệp ổn định, mong có tiền cho con cái ăn học,… Ông Phan Văn Minh, ở ấp 2, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Tôi chạy xe ôm được 5 năm rồi, nhờ đó mà lo cho các con ăn học, nhà có 2 công vườn dừa nên đâu đủ để chi phí. Tuy thu nhập không nhiều nhưng đều đều mỗi ngày nên san sẻ một phần gánh nặng với vợ”.
Đối với người chạy xe ôm khi mới vào nghề cũng lắm khó khăn khi không biết đường, dễ đi nhầm cả chục cây số, tốn thời gian lẫn tiền xăng. Dần dần, nghề dạy nghề, bây giờ chỉ cần nói địa chỉ là họ đều biết tận tường đến từng ngõ, ngách. Ngày trước, có những cuốc xe kéo dài đến khuya miễn họ đủ sức để chạy, thì giờ đây lại hạn chế và chỉ nhận khách quen vào ban đêm. Bởi nghề xe ôm luôn tồn tại những bất trắc khó lường trước, buộc họ phải có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống, nhận diện, thậm chí là đoán tâm lý khách. Ông Lâm Văn Khanh, ở ấp 4, thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, cho biết thêm: “Có nhiều vụ giết người, cướp tài sản mà nạn nhân là tài xế xe ôm nên tôi rất cảnh giác. Mình phải chú ý thái độ của khách, nếu họ say xỉn, mặt dữ tợn hay kêu chạy vào những đoạn đường vắng thì nên tránh, để bảo đảm an toàn cho bản thân”.
Khó khăn, vất vả là thế nhưng hầu như người chạy xe ôm luôn hiện diện trên môi nụ cười, mong một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ con cháu, ở đó nơi họ gửi gắm tâm tư, nguyện vọng, dù ẩn sâu bên trong còn những nỗi lo, gánh nặng mưu sinh đè nặng lên vai. Họ đang góp nhặt những đồng tiền lẻ, tuy ít ỏi nhưng vẫn hy vọng gia đình có một cuộc sống đầy đủ hơn.
“Xe ôm cô ơi, chị ơi xe ôm” những câu nói quen thuộc của người chạy xe ôm vẫn mãi còn đọng lại….
Bài, ảnh: HỒNG NHUNG
相关推荐
- Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- Huawei thương mại hoá 5.5G, đón xu hướng AI di động
- Xiaomi ra mắt thế hệ TV 4K QLED giá từ 7,9 triệu đồng
- Hướng dẫn cài đặt sinh trắc học MB
- Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- MobiFone trúng đấu giá lại khối băng tần C3 cho 5G
- Nền tảng hạ tầng điện toán đám mây liên vùng chuẩn quốc tế đầu tiên ở Việt Nam
- Mark Zuckerberg mặc suit lướt sóng, uống bia 'chúc mừng sinh nhật' nước Mỹ