Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sang Lào trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 234,28 triệu USD, giảm trên 20% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó xuất khẩu sắt thép chiếm số lượng nhiều nhất, tiếp đến là xăng dầu, phương tiện vận tải và phụ tùng.
顶: 1踩: 13452
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ Lào chỉ đạt 198,993 triệu USD với 5 nhóm hàng chính là ngô, quặng và khoáng sản khác, phân bón các loại, gỗ và sản phẩm gỗ, kim loại thường khác, giảm tới 40% so với cùng kỳ năm 2015.
Như vậy kim ngạch thương mại Việt Nam- Lào trong 6 tháng chỉ đạt 433,27 triệu USD, giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân được ông Lê An Hải, Phó Vụ trưởng Vụ châu Á- Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) lý giải là do, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu chưa đa dạng, phụ thuộc chủ yếu vào một số mặt hàng chủ lực, nhạy cảm với biến động giá cả thị trường thế giới; điều chỉnh trong chính sách xuất nhập khẩu của Lào với một số nhóm hàng có tỷ trọng và kim ngạch nhập khẩu lớn của Việt Nam như gỗ tròn, khoáng sản nhập từ Lào…
Chỉ tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2016, kim ngạch nhập khẩu gỗ tiếp tục giảm 60% so với cùng kỳ với lý do Chính phủ Lào cấm nhập khẩu gỗ tròn từ tháng 5-2015 và tạm dừng, thắt chặt quản lý khai thác mỏ trong khi giá mặt hàng này cũng đang giảm mạnh.
Đáng chú ý, xuất khẩu của Việt Nam sang Lào còn chịu tác động mạnh khi phải cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, Thái Lan tại Lào. Theo đó, Thái Lan có sự tương đồng về văn hóa và ngôn ngữ với Lào. Đặc biệt, chất lượng hàng Thái Lan tốt và ổn định; Thái Lan dễ tiếp cận hệ thống phân phối, nhất là tại các tỉnh, thành phố chính của Lào như Vientian, Pakse, Savan…
Hơn thế, tại Hội nghị phổ biến Hiệp định Thương mại, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam- Lào 2015 ngày 5-8 do Bộ Công Thương tổ chức, ông Hải còn chỉ ra một nguyên nhân khiến cho thương mại Việt Nam- Lào chưa xứng với tiềm năng là bởi hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém.
Điều này đã khiến cho lưu thông hàng hóa bị hạn chế đáng kể do thời gian thông quan lâu (20-45 phút cho 1 lần thông quan so với khoảng 3 phút tại cửa khẩu Thái Lan với Lào hoặc Campuchia). Trong khi đó, hơn 90% kim ngạch thương mại song phương Việt- Lào được thực hiện qua đường cửa khẩu biên giới.
Để góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại song phương Việt Nam- Lào, hai bên đã đưa ra một số giải pháp trong đó có phối hợp nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển thương mại Việt Nam - Lào giai đoạn 10 năm tới; nhanh chóng cụ thể hóa và tăng cường phổ biến các văn kiện quan trọng đối với quan hệ thương mại song phương đã ký giữa hai nước như Hiệp định Thương mại Việt Nam - Lào, Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam – Lào.
【2.5/3】Bị Trung Quốc, Thái Lan "vượt mặt", xuất khẩu sang Lào giảm thê thảm
人参与 | 时间:2025-01-10 23:27:18
相关文章
- Nhận định, soi kèo Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1: Đòi lại ngôi đầu
- Hải quan Quảng Ngãi kiến nghị gỡ vướng về chữ kí số
- Lấy ý kiến đóng góp dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 193
- Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Giá tiêu vẫn tăng mặc dù thị trường lên xuống bất thường
- Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- Yêu thương xoay vòng
- Giá heo hơi hôm nay 20/11/2024: Có biến động nhẹ tại khu vực miền Nam
- 300 CBCC tham gia Hội thao Cục Hải quan TP.HCM
- Ứng dụng AI cho cuộc sống thân thiện với môi trường
- Du lịch đường sông chưa phát triển
评论专区