Dự báo kinh tế Việt Nam 2022-2023: Rủi ro tăng trưởng chậm lại,ínhsáchđiềuhànhcầnưutiênkiểmsoátlạmphátỷ số cup c1 lạm phát gia tăng Giá xăng sát ngưỡng 30.000 đồng/lít: Áp lực lớn lên giá tiêu dùng |
|
Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế, xã hội, công tác thực hành tiết kiệm chống lãng phí và việc thực hiện Nghị quyết số 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu. Qua thảo luận, nhiều đại biểu đánh giá cao những kết quả tích cực đạt được trong phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội từ cuối năm 2021 đến những tháng đầu năm nay. Cân đối, đáp ứng được nguồn lực để chống dịch và phục hồi kinh tếĐại biểu Phạm Đình Toản (Hưng Yên) bày tỏ ấn tượng với việc chúng ta đã cân đối, đáp ứng đủ các nguồn lực để thực hiện cả phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế. “Trong lúc khó khăn, nếu không có nguồn lực sẽ không giải quyết được, mà như vậy sẽ gây hiệu ứng tâm lý và hiệu ứng với điều hành. Nhưng thực tế chúng ta vẫn bảo đảm các hàng hóa thiết yếu cho người dân, chỉ số giá tiêu dùng năm 2021 tăng 1,84%, thấp hơn nhiều so với con số Chính phủ với Quốc hội đưa ra tại Kỳ họp thứ Hai, cũng như là mức tăng giá tiêu dùng thấp nhất từ năm 2016 đến nay” - đại biểu Phạm Đình Toản nói. Đánh giá trong những tháng qua, tình hình kinh tế - xã hội nước ta có nhiều tín hiệu tích cực khi GDP quý I ước tăng 5,03%, kinh tế vĩ mô ổn định, các ngành, lĩnh vực đang tăng trưởng trở lại, xuất khẩu tăng 14,6%, nhập khẩu tăng 15,7%, đại biểu Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) nhận định, điều này thể hiện sự nhạy bén của chúng ta khi có thể đồng hành với quá trình phục hồi của kinh tế thế giới, cũng như tận dụng sự đứt gãy của chuỗi phân phối trên thế giới để tăng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, những tháng còn lại của năm 2022, các đại biểu Quốc hội nhận định “còn nhiều khó khăn”, trong khi chúng ta cũng phải đặt được mục tiêu tăng trưởng cao để có thể phấn đấu hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Trong đó, đại biểu Phạm Đình Toản chỉ rõ, cần tiếp tục chú ý nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập kế hoạch, vì trong bối cảnh đầy biến động, thay đổi nhanh chóng hiện nay thì công tác này có chất lượng cao sẽ giúp chúng ta phản ứng linh hoạt, đồng thời tiết kiệm nguồn lực, chi phí thực hiện. “Đơn giản như nếu công tác phòng, chống dịch không được dự báo tốt thì có thể xảy ra tình trạng thiếu nguồn lực hoặc dư thừa, lãng phí” - đại biểu Phạm Đình Toản nêu ví dụ. Vi phạm trong phát hành trái phiếu doanh nghiệp là cá biệtĐại biểu Phạm Đình Toản lưu ý, thị trường vốn trong thời gian qua đã được phát huy tốt, bên cạnh hệ thống vốn ngắn hạn qua hệ thống ngân sách. Tuy nhiên, vừa qua, chúng ta phát hiện việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp của một số doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm, chứng thực và xử lý các đơn vị này. Việc này đã được phát hiện và xử lý nên cần thông báo rõ để dư luận hiểu chính xác đây là những hiện tượng cá biệt, không ảnh hưởng đến thị trường vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. | Đại biểu Trần Hoàng Ngân thảo luận tại tổ. |
Phân tích tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam những tháng cuối năm nay, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) lưu ý đến nhiều yếu tố không thuận lợi, nhất là đối với những nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam… Nhắc lại những giai đoạn khó khăn trước đây, khi Chính phủ phải áp dụng “toa thuốc liều cao” như siết chặt cung tiền, thắt lưng buộc bụng..., đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị trong chính sách điều hành cần ưu tiên kiểm soát lạm phát, kiểm soát đầu cơ, thực hiện bình ổn giá, đảm bảo an sinh xã hội cho những đối tượng khó khăn. Một ưu tiên khác được đại biểu đề xuất là uốn nắn dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh để tăng nguồn cung. Với thị trường tài chính, cần đẩy mạnh cơ cấu lại, tách bạch rõ ràng vai trò của các ngân hàng thương mại là đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn; thị trường chứng khoán đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn. Theo đại biểu Nguyễn Như So (Bắc Ninh), để phục hồi bền vững trong điều kiện hiện nay, Chính phủ cần có cơ chế đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp tích tụ đất đai hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu để chủ động về nguyên liệu, xem đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ phục hồi chuỗi cung ứng, hạn chế những tác động do đứt gãy chuỗi cung ứng thế giới, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào hệ sinh thái chuỗi giá trị của doanh nghiệp đầu chuỗi, hình thành cụm liên kết ngành, hệ sinh thái của doanh nghiệp. |