Ấn Độ giám sát tàu nghiên cứu biển Trung Quốc tại Ấn Độ Dương | |
Châu Âu với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương | |
WCO hoàn thành Dự án An ninh châu Á- Thái Bình Dương | |
WCO và JICA giúp tăng cường năng lực Hải Quan khu vực Thái Bình Dương |
RCEP sẽ vẽ lại bản đồ chiến lược của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương |
RCEP là một hiệp định thương mại đa phương bao gồm 15 nước tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và 10 quốc gia thành viên ASEAN. Với một nhóm các quốc gia tham gia đa dạng về kinh tế và chính trị như vậy, các cuộc đàm phán RCEP là những nỗ lực to lớn. Kể từ khi thỏa thuận được đề cập đến lần đầu tiên vào năm 2011, các bên đã trải qua 31 vòng đàm phán và 18 cuộc họp cấp bộ trưởng. “Văn bản”, bao gồm nội dung các quy định, đã được thống nhất vào cuối năm 2019 và các điều khoản tiếp cận thị trường đã được hoàn thiện trong năm nay.
Các thành viên dự định sẽ ký kết thỏa thuận sau Hội nghị Cấp cao ASEAN 2020, dự kiến vào đầu tháng 11 tới. Trên nhiều khía cạnh, RCEP sẽ là một trong những hiệp định thương mại khu vực quan trọng nhất từng được ký kết. Theo quy mô dân số và kinh tế, RCEP sẽ là khối khu vực lớn nhất còn tồn tại, chiếm gần 1/3 GDP toàn thế giới, và sẽ sớm vượt qua châu Âu khi các nền kinh tế tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhanh chóng tăng cường định hướng thương mại.
Quan trọng không kém, RCEP sẽ vẽ lại bản đồ chiến lược của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Sự tồn tại của một bộ quy tắc thương mại duy nhất trên toàn khu vực sẽ thay đổi triển vọng kinh tế của các nước thành viên. Với việc hạ thấp các rào cản đối với thương mại và đầu tư nội vùng, các thành viên sẽ dành ưu tiên cao hơn cho việc làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế giữa các nước.
Các chuyên gia cho rằng RCEP sẽ cung cấp một giải pháp cho các nỗ lực phục hồi hậu Covid-19 cho khu vực. Đại dịch đã làm gián đoạn nhiều chuỗi giá trị xuyên biên giới, vốn là rất quan trọng đối với các nền kinh tế mở của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bằng cách hạ thấp các rào cản thương mại - vào thời điểm mà hầu hết thế giới đang nâng lên - thỏa thuận sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vẫn sẵn sàng mở cửa đối với các mục tiêu kinh tế. Và bằng cách hài hòa các thông lệ thương mại quốc gia xung quanh các tiêu chuẩn chung của khu vực, RCEP sẽ giúp việc thiết lập lại chuỗi giá trị dễ dàng và nhanh chóng hơn nhiều khi đại dịch Covid-19 dần kết thúc. Với RCEP, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ trở lại năng động hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới.