【trận đấu bodø/glimt】Chính sách mở cửa của Việt Nam thu hút doanh nghiệp Đức

Đặc khu kinh tế: Cần thể chế vượt trội,ínhsáchmởcửacủaViệtNamthuhútdoanhnghiệpĐứtrận đấu bodø/glimt chính sách mở cửa

Báo die Zeit (Thời đại) của Đức vừa có bài viết đánh giá cao sự khởi sắc kinh tế và chính sách mở cửa của Việt Nam, nhấn mạnh đây là những yếu tố đang thu hút nhiều doanh nghiệp Đức tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh và sản xuất ở Việt Nam.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

TTXVN dẫn nội dung bài viết nêu rõ: Việt Nam đạt nhiều kết quả tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, với tỷ lệ dân số thuộc diện nghèo giảm mạnh. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân ở Việt Nam đã tăng gấp hai lần trong 10 năm qua. Kinh tế Việt Nam vẫn phát triển ngay cả trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Năm 2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,02%, trong khi giá cả không tăng mạnh như ở nhiều nước khác.

Tác giả cho rằng, dường như không cảm nhận tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu ở Việt Nam. Trái lại, Việt Nam vẫn đang thu hút các công ty từ khắp nơi trên thế giới và các nhà máy mới vẫn mọc lên tại Việt Nam. Chẳng hạn, Tập đoàn B.Braun của Đức chuyên sản xuất thiết bị y tế hàng đầu thế giới đang xây dựng nhà máy thứ ba ở Hà Nội, dự kiến tạo việc làm cho khoảng 200 người.

Theo ông Torben Minko, Giám đốc điều hành B.Braun Việt Nam, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam giúp mở rộng cánh cửa đất nước và ngày càng có nhiều tập đoàn nước ngoài tìm đến Việt Nam.

Bài viết dẫn lời Trưởng đại diện Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (AHK) tại Việt Nam Marko Walde cho biết, AHK nhận được nhiều đề nghị hỗ trợ hợp tác và tìm hiểu về Việt Nam. Riêng tại Đức, có hàng trăm doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư sang Việt Nam.

Theo đại diện AHK, có nhiều yếu tố giúp Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có việc Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), Chính phủ Việt Nam cam kết mạnh mẽ đưa Việt Nam trở thành điểm hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, tình hình chính trị Việt Nam ổn định và không có sự can thiệp lớn vào nền kinh tế.

Trong khi đó, Giám đốc Công ty công nghệ thông tin Mgm của Đức, ông Till Gartner đánh giá cao độ tin cậy ở Việt Nam. Lãnh đạo Mgm cho biết có rất nhiều công ty đang xem xét việc đầu tư vào Việt Nam...

Thể thao
上一篇:Bắt 4 nghi phạm đập hàng loạt kính ô tô, trộm cắp tài sản ở Vĩnh Phúc
下一篇:Sông Sài Gòn bị sạt lở