【ket qua tran argentina】Cơ hội có một không hai của DN ngành công nghiệp hỗ trợ
作者:Cúp C2 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 22:41:40 评论数:
Cơ hội hợp tác toàn diện với doanh nghiệp Nhật Bản trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Cơ hội cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ sẵn sàng cho chuỗi cung ứng ngành bán dẫn |
TheơhộicómộtkhônghaicủaDNngànhcôngnghiệphỗtrợket qua tran argentinao các tổ chức quốc tế, Việt Nam đang nổi lên như một điểm sáng, khẳng định vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Bà đánh giá như thế nào về cơ hội này đối với ngành công nghiệp hỗ trợ?
Thống kê cho thấy, Việt Nam đang có 2.000 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đa quốc gia. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đang có sự tiến bộ vượt bậc về năng lực cạnh tranh. Qua nhiều năm các doanh nghiệp đã có cơ hội tiếp cận với khách hàng, cải tiến liên tục các hoạt động sản xuất, quản trị sản xuất cũng như đầu tư cho các tiêu chuẩn về ISO để đáp ứng tốt các nhu cầu của các doanh nghiệp FDI trong các chuỗi cung ứng.
Bà Lê Nguyễn Duy Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ, Sở Công Thương TPHCM. |
Chẳng hạn như Công ty CP Sản xuất Thương mại Vĩ Nam Việt (Vinavit), Tiến Thịnh đã tham gia được vào chuỗi cung ứng của Samsung hay Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghệ Nam Sơn từ một đơn vị phân phối, công ty đã đầu tư cho nghiên cứu phát triển, lắp ráp thành công thiết bị laser “made in Vietnam”, cung cấp giải pháp cho Vinsmart, thậm chí xuất khẩu trực tiếp sản phẩm máy cắt và khắc laser mang thương hiệu Việt đi Hàn Quốc và Thụy Sỹ. Trước đó là Nidec và mới đây nhất là Tập đoàn Foxconn (Đài Loan, Trung Quốc) đã tìm hiểu sản phẩm của Nam Sơn dùng để cắt bo mạch điện tử trong quy trình sản xuất.
Không những cung ứng đơn hàng cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ còn tự tin mở rộng thị phần toàn cầu. Minh chứng rõ nét cho vấn đề này là ngay khi Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ, Sở Công Thương TPHCM công bố danh mục 400 sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mà doanh nghiệp FDI cần tìm nguồn cung ứng từ doanh nghiệp trong nước vào tháng 10/2023, có hơn 300 doanh nghiệp trong nước tiếp cận và nhận làm hàng mẫu. Cho đến nay, trung tâm ghi nhận có hơn 100 doanh nghiệp chính thức ký kết hợp đồng cho các doanh nghiệp FDI. Sản phẩm của các doanh nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp FDI mà còn cung ứng ra thị trường toàn cầu.
Đáng chú ý, hiện nay chúng ta có ưu thế về kỹ thuật sản xuất của nhân công Việt trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn và được các nhà đầu tư FDI trong lĩnh vực này và các tập đoàn quốc tế rất quan tâm. Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ nội địa sẽ có những cơ hội để đáp ứng tốt các nhu cầu đầu tư vào công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam. Doanh nghiệp cũng sẽ có những cơ hội mới trong sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho các thị trường công nghệ mới nổi khác là công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp y tế giá trị giá trị cao…
Bên cạnh cơ hội, theo bà, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần khắc phục những khó khăn gì khi tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu?
Xu hướng gần đây cho thấy nhà sản xuất nước ngoài yêu cầu chuỗi cung cấp phải khép kín. Phần lớn đều đặt vấn đề về việc cung cấp từ A-Z các cấu kiện, thay vì một số chi tiết riêng lẻ như tiện, hàn… lâu nay. Là người trực tiếp tham gia nhiều hoạt động kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước với doanh nghiệp FDI, tôi nhận thấy số doanh nghiệp Việt có thể đáp ứng được yêu cầu này chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Do đó, để tận dụng tốt các lợi thế đòi hỏi các doanh nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật, về trình độ, cũng như đầu tư thêm về ISO, đầu tư thêm về trình độ sản xuất và đáp ứng nguồn nhân lực. Như vậy, chúng ta sẽ có sự sẵn sàng hơn để Việt Nam “đứng chân” được vào trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặt khác, rất cần sự hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với nhau để cùng tạo thành chuỗi, cụm chi tiết để có thể đáp ứng những yêu cầu khắt khe và rất là cao của các thị trường công nghệ mới nổi như kể trên cũng như gia tăng khả năng cạnh tranh trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Là địa phương đang có nhiều lợi thế về thu hút đầu tư FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao, TPHCM đã có hỗ trợ gì đối với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, thưa bà?
Những năm gần đây, TPHCM đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn liên kết cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia, để tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản trị sản xuất và từng bước hiện đại hóa sản xuất trong nước. Trong đó, tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghệ cao với lĩnh vực vi mạch bán dẫn và những lĩnh vực công nghệ giá trị cao. Để hỗ trợ doanh nghiệp, trong các năm qua, Sở Công Thương TPHCM cũng đã phối hợp cùng với sở, ban, ngành như Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) triển khai rất nhiều hoạt động thúc đẩy cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ tiếp cận các cái doanh nghiệp FDI.
TPHCM đã ban hành Nghị quyết 09, trong đó Quyết định 42 của thành phố về quy định để hỗ trợ đầu tư cho các cái dự án. Trong đó, 4 ngành công nghiệp trọng yếu và các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng được hỗ trợ để doanh nghiệp có thêm cái động lực đầu tư đổi mới, nâng cấp, mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng các yêu cầu của các thị trường.
Song theo tôi, việc quan trọng cần làm ngay là sự sẵn sàng của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ. Doanh nghiệp phải có chiến lược song hành cùng với TPHCM để nâng cấp hoạt động sản xuất, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của chuỗi cung ứng.
Xin cảm ơn bà!