游客发表
发帖时间:2025-01-10 21:43:29
Thúc đẩy tổng cầu cho kinh tế hồi phục Việt Nam còn dư địa để thúc đẩy kích cầu tiêu dùng?Độtpháchínhsáchđểphụchồitổngcầuthúcđẩytăngtrưởlink ta88 |
Nguồn: Tổng cục Thống kê, WB |
Những chỉ dấu của suy giảm tổng cầu
Tổng cầu thường được sử dụng để đo lường hoạt động kinh tế tổng thể của một quốc gia. Về lý thuyết, tổng cầu của một nền kinh tế là tổng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng cầu thường được tính từ tiêu dùng cá nhân, đầu tư, chi tiêu của Chính phủ và xuất khẩu. Phân tích các kết quả mà kinh tế nước ta đã đạt được trong 6 tháng qua thấy rõ sự suy yếu của tổng cầu.
Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI):
Quan tâm nhất là cải cách thể chế Vấn đề cộng đồng doanh nghiệp đang quan tâm nhất hiện nay là giải pháp cải cách thể chế. Tuy nhiên, dường như các cơ quan quản lý đang nói nhiều về mục tiêu chính sách, còn cách thức cải cách, cải cách những lĩnh vực nào, trách nhiệm các bộ, ngành ra sao, những lộ trình nào cần phải giảm lại ít được đưa ra thảo luận. PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TPHCM:
Tránh nhập khẩu lạm phát Hỗ trợ kinh tế và doanh nghiệp phục hồi thì cần khơi thông những nguồn lực, thúc đẩy đầu tư tư nhân vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Cùng với đó là phải đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng, lãi suất phải phù hợp với rủi ro của doanh nghiệp vay vốn, ổn định được tỷ giá. Thời điểm này ổn định tỷ giá là rất quan trọng để tránh nhập khẩu lạm phát và tạo ra một nền tảng vĩ mô ổn định. Ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP Hà Nội (Hansiba):
Chính sách có trọng tâm, trọng điểm Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế. Vì thế, các doanh nghiệp mong muốn Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thêm sự chủ động, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, tăng giảm lãi suất hợp lý, tiếp tục quan tâm tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là khối sản xuất công nghiệp hỗ trợ, qua đó góp phần giảm bớt áp lực chi phí đầu vào, giảm giá đầu ra, kiểm soát lạm phát, tìm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu. Hương Dịu(thực hiện) |
Trong đó, vấn đề liên quan đến sản xuất, xuất khẩu đã xuất hiện những “nốt trầm”. Cụ thể, theo Tổng cục Hải quan, dù duy trì thặng dư thương mại ở mức cao 12,84 tỷ USD nhưng kim ngạch xuất khẩu giảm sâu 12% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu thấp từ các thị trường chính. Lượng xuất khẩu tới thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh nhất với mức 22,6%, EU giảm 10,1%, Hàn Quốc giảm 10,2%...
Trong báo cáo về Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 6/2023 của S&P Global, PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt 46,2 điểm, tăng so với mức 45,3 điểm của tháng 5, song chỉ số này vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm tháng thứ tư liên tiếp. Điều này phản ánh “sức khỏe” ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục suy giảm, do giảm số lượng đơn đặt hàng mới.
Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý 2/2023 của Tổng cục Thống kê, có tới 36,2% số doanh nghiệp cho biết có đơn đặt hàng giảm trong quý 2/2023. Trong quý 3/2023, 26,3% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm. Về đơn đặt hàng xuất khẩu, tỷ lệ này lần lượt là 38,3% và 27,1%. Theo các chuyên gia, tăng trưởng kinh tế còn trở ngại, nhiều quốc gia phát triển tiếp tục kiên định xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ trong bối cảnh lạm phát cao… càng khiến cầu nước ngoài về hàng hóa xuất khẩu có thể chưa sớm cải thiện.
Cùng với những chỉ dấu từ tình hình sản xuất của doanh nghiệp, tổng cầu giảm còn thể hiện ở cầu tín dụng yếu. Tín dụng nền kinh tế 6 tháng qua tăng 4,73%, trong khi cùng kỳ năm trước tăng 8,51%. Tăng trưởng tín dụng thấp cho thấy khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn rất yếu, mặc dù mức lãi suất đã có xu hướng giảm hơn so với năm 2022… Theo lý giải từ là Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ngành ngân hàng vẫn duy trì thanh khoản tốt để sẵn sàng cấp tín dụng, nhưng một trong những nguyên nhân là cầu đầu tư, cầu tiêu dùng thấp dẫn đến nhu cầu tín dụng không thể tăng cao.
Hỗ trợ đầu ra cho doanh nghiệp
Những khó khăn khó lường của nền kinh tế thế giới cùng sự sụt giảm tổng cầu đã khiến mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023 của Việt Nam trở nên rất khó khăn. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu luôn cao hơn tiêu dùng nội địa khiến nền kinh tế ngày một phụ thuộc hơn vào thị trường toàn cầu, nên các doanh nghiệp dễ bị “tổn thương” hơn. Với không ít doanh nghiệp hiện nay, nhu cầu về đơn hàng, về đầu ra của sản phẩm đang cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết.
Do đó, việc nhận diện đúng thực trạng để hỗ trợ doanh nghiệp là vấn đề cần phải giải quyết. Trong tọa đàm về phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng do Trường Đại học Kinh tế quốc dân tổ chức mới đây, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, chúng ta mới chỉ nới chính sách, nhưng nếu không đột phá chính sách thì sẽ khó giải quyết những khó khăn. “Lúc khó khăn đặc biệt như này, phải có giải pháp khác thường", ông Thiên nhấn mạnh.
Dẫn chứng từ gói hỗ trợ lãi suất 2%, vị chuyên gia này cho rằng, gói này có số lượng lớn, nhưng giải ngân còn rất hạn chế nên không thể cứ bàn về giải pháp, mà phải tìm động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp.
Về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng, tăng cường thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công sẽ gián tiếp tạo việc làm, tạo đầu ra cho doanh nghiệp. Nhưng TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhìn thẳng thực tế, chậm giải ngân đầu tư đã kéo dài nhiều năm nay, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hiện đã có cải thiện nhưng chưa đạt như kỳ vọng. Chính phủ đã có nhiều giải pháp, song theo TS. Cung, việc đầu tiên cần làm là hóa giải căn bệnh "sợ sai không dám làm", đồng thời nên xem lại một số quy định trong Luật Đầu tư công và một số luật liên quan khác để tìm ra những vướng mắc.
Cũng liên quan đến các giải pháp kích cầu, hỗ trợ doanh nghiệp, TS. Johnathan Picus, Kinh tế trưởng Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang dựa quá nhiều vào chính sách tiền tệ để kích cầu. Việc nới lỏng chuẩn cho vay và hạ thấp lãi suất làm giảm chất lượng tài sản, tạo ra "bong bóng tài sản". Do đó, Việt Nam cần nhiều công cụ chính sách tài khoá hơn, cụ thể như đầu tư công cần tập trung, gắn liền với chính sách công nghiệp và thương mại. Hệ thống an sinh và trợ cấp xã hội cần mở rộng và hiện đại hoá.
Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đồng tình cho rằng, chính sách tiền tệ không phải giải pháp hữu hiệu trong dài hạn. Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Vietnam nhìn nhận, việc tiếp tục sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ, giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế là điều thực sự cần thiết, song cần được thực hiện trên cơ sở thận trọng, cân nhắc tới các chỉ số kinh tế vĩ mô khác như lạm phát, tỷ giá hay mức thâm hụt ngân sách. Đồng thời cũng cần phải thừa nhận một thực tế là giảm lãi suất mới chỉ là một chìa khóa để mở cánh cửa đưa dòng tiền quay trở lại, chìa khóa còn lại là năng lực hấp thụ vốn, sử dụng vốn hiệu quả từ chính các doanh nghiệp, người dân.
Đi kèm với những thay đổi về chính sách thì những giải pháp về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tháo gỡ rào cản, xây dựng thể chế cho phát triển các mô hình kinh tế mới; duy trì niềm tin của nhà đầu tư… luôn là mong mỏi nhiều năm nay của cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời phải tìm cách giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp thông qua xúc tiến thương mại, khai thác thị trường trong nước… Bởi rõ ràng, việc để doanh nghiệp phát triển trên một nền tảng vững chắc thì sẽ giảm bớt sự “rung lắc” trước biến động của thị trường bên ngoài.
Phục hồi tổng cầu từ cải thiện tổng cung tiềm năng
Cả 3 thành phần của tổng cầu là tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu đều có xu hướng suy yếu. Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, Trưởng Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, cần sử dụng một số biện pháp kích cầu, nhưng phải có chọn lọc và cần kết hợp các chính sách để cải thiện tổng cung tiềm năng. Theo ông, tình hình phục hồi tổng cầu trong những tháng cuối năm 2023 sẽ như thế nào? Theo tôi, tiêu dùng của Việt Nam trong nửa cuối năm 2023 sẽ có sự cải thiện, một phần nhờ mặt bằng lãi suất đã giảm nên kích thích tiêu dùng nhiều hơn thay vì tiết kiệm. Bên cạnh đó, sự hồi phục của các thị trường tài sản, đặc biệt là thị trường chứng khoán giúp tài sản các hộ gia đình được cải thiện. Ngoài ra, còn có sự cải thiện tiêu dùng trong nước nhờ vào lượng khách du lịch nước ngoài sang Việt Nam đang có sự cải thiện rõ rệt so với các năm gần đây. Về tổng cầu đầu tư, lãi suất trong nền kinh tế đã xuống mặt bằng thấp hơn so với trước đây, từ đó cải thiện nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp vì chi phí vốn của doanh nghiệp sẽ thấp hơn, tuy nhiên, đối với đầu tư tư nhân thì không chỉ phụ thuộc vào lãi suất, bởi các doanh nghiệp thường có kế hoạch đầu tư dài hạn, việc có đầu tư hay không còn phụ thuộc vào việc hoạch định kế hoạch, đặc biệt là phụ thuộc vào tình hình đầu ra đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Khi khả năng xuất khẩu yếu, cầu tiêu dùng chưa hồi phục thì đầu tư của doanh nghiệp cũng chưa thể cải thiện như mong đợi mặc dù chi phí tiếp cận vốn thấp hơn. Tuy vậy, đối với doanh nghiệp Việt Nam, chi phí vốn chỉ là một phần, phần khác là doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa có đủ điều kiện để tiếp cận nguồn vốn hay không, nên đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đầu tư tư nhân có thể khó hồi phục. Đối với thành phần đầu tư nhà nước, tôi cho rằng sẽ tiếp tục được cải thiện trong nửa cuối năm 2023 nhờ những cố gắng của Chính phủ trong giải ngân đầu tư công. Đây chính là động lực tăng trưởng trong nửa cuối của năm 2023. Về tổng cầu xuất khẩu, xuất khẩu Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tình hình thu nhập kinh tế thế giới trong khi kinh tế thế giới cũng đang trong tình trạng “bấp bênh” giữa suy thoái và tăng trưởng thấp. Do đó, chúng ta cũng chưa thể kỳ vọng nhu cầu xuất khẩu từ bên ngoài tăng đột biến, nhất là khi các nền kinh tế lớn trên thế giới còn tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cao, ít nhất là cho đến hết năm 2023. Chúng ta đã nói nhiều về các giải pháp để kích thích tổng cầu. Vấn đề này phải có những lưu ý như thế nào để khắc phục hiệu quả những hạn chế, khó khăn nêu trên, thưa ông? Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta nên thực hiện một số biện pháp kích thích tổng cầu, nhưng các biện pháp phải có chọn lọc. Đó là vừa ưu tiên các biện pháp kích thích tổng cầu, vừa cải thiện tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn để tránh những tác động phụ. Nếu nhìn vào biểu đồ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong hơn 3 thập kỷ qua chúng ta sẽ nhận thấy, cứ sau mỗi giai đoạn 10 năm thì tốc độ tăng trưởng trung bình lại giảm đi. Do đó, muốn tăng được tốc độ tăng trưởng trung bình dài hạn thì cần thiên về các chính sách trọng cung, tức là cải thiện tổng cung tiềm năng, trong đó có biện pháp cải thiện môi trường kinh doanh, cải thiện hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích đầu tư tư nhân trong các lĩnh vực có thể mang lại tăng trưởng trong dài hạn liên quan đến công nghệ, năng lượng xanh… Tại sao các quốc gia lại có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khác nhau? Một số quốc gia tăng trưởng lên đến 7-8%/năm, nhưng cũng có quốc gia chỉ ở mức 3-4%/năm, thậm chí thấp hơn. Đó là nhờ vào những chính sách giải phóng các nguồn lực sản xuất trong nền kinh tế để đạt tốc độ tăng trưởng cao. Nhiều chính sách kích thích tổng cầu chỉ có tác động trong ngắn hạn, trong một thời điểm nào đó khi nền kinh tế gặp phải các “cú sốc”. Nếu lạm dụng thì nền kinh tế có thể sẽ bị rơi vào tình trạng lạm phát, hoặc “bong bóng” giá tài sản. Chúng ta nhìn thấy rất rõ các nước lớn trên thế giới khi kích thích tổng cầu quá nhiều, thiên về chính sách tiền tệ, bơm tiền, hạ lãi suất… thì bây giờ lại đang phải thắt chặt trở lại, tăng lãi suất gây ra lạm phát, gây thất nghiệp và suy giảm tăng trưởng. Đây là những bài học mà Việt Nam có thể học và tránh. Việt Nam đang thực hiện nhiều giải pháp để kích thích tăng trưởng tín dụng, nhất là thông qua biện pháp hạ lãi suất. Nhưng thời gian qua, lãi suất huy động lại giảm nhanh hơn lãi suất cho vay, nên doanh nghiệp và người dân vẫn đang chịu mức lãi suất cho vay cao. Hơn nữa, điều quan trọng hơn là khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp đang rất kém, lãi suất cho vay giảm nhưng nhiều doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn để đáp ứng điều kiện được vay. Đặc biệt, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào lượng đơn hàng và sản lượng đầu ra. Nếu doanh nghiệp bi quan, đơn hàng sụt giảm thì hạ lãi suất bao nhiêu thì họ cũng không có nhu cầu vốn để thực hiện đầu tư, sản xuất. Ông có nhắc đến vấn đề giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp, xin ông cho biết, các doanh nghiệp cần được hỗ trợ ra sao? Kích thích tổng cầu là một trong những giải pháp giúp cho các đơn hàng của doanh nghiệp tăng trở lại. Nếu cầu xuất khẩu thấp thì chúng ta nên quay trở lại kích thích tiêu dùng nội địa. Hiện Chính phủ và các cơ quan chức năng đã và đang thực hiện nhiều giải pháp như giảm thuế GTGT, giảm lệ phí trước bạ… Tuy nhiên, các giải pháp kích cầu nội địa cần thực hiện trên một số nguyên tắc như đúng đối tượng, phải tập trung vào tiêu dùng hàng hoá sản xuất trong nước... Ngoài ra, Chính phủ, Quốc hội có thể cân nhắc biện pháp nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân… Về xuất khẩu, lượng đơn hàng còn phụ thuộc vào tình hình thị trường và nhu cầu thế giới. Kinh tế còn khó khăn thì chúng ta không thể mong chờ cầu xuất khẩu tăng mạnh trở lại. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn cần được hỗ trợ bằng nhiều giải pháp về xúc tiến thương mại, giúp tiếp cận các thị trường mới… Ngoài ra, Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp bằng tỷ giá hối đoái, tăng sức cạnh tranh của hàng nội địa trong nước bằng cách làm cho tỷ giá đồng tiền mất giá ở mức hợp lý. Xin cảm ơn ông! Hương Dịu(thực hiện) |
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接