【ket qua cup nha vua】Ðột phá năm bản lề
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 10:03:44 评论数:
(CMO) Năm 2023 là năm bản lề cho giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2020-2025) và mục tiêu xây dựng huyện Ngọc Hiển đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Ðiểm lại chặng đường 19 năm kể từ ngày tái lập, huyện Ngọc Hiển vượt qua nhiều gian khó để xây dựng nền tảng vững chắc cho hiện tại và tương lai của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.
Hàng loạt những dự án, công trình trọng điểm quốc gia đã và đang hiện thực hoá giấc mộng “vươn lên” trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng này. Ðặc biệt, năm 2022, đất và người Ngọc Hiển như vỡ oà với ý kiến kết luận của Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ trong chuyến về thăm và làm việc tại Ngọc Hiển: “Phải tập trung mọi nguồn lực để xây dựng huyện Ngọc Hiển sớm đạt chuẩn NTM”.
Cán bộ, nhân viên Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau cùng lực lượng thanh niên địa phương trồng cây đước, mắm ở khu vực bãi bồi. Ảnh: NHẬT MINH |
Từ nền tảng vững chãi
Ngày đầu tái lập, nhận thấy khó khăn về hạ tầng giao thông là chủ yếu, tỉnh Cà Mau không ngừng tranh thủ sự quan tâm của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương để thực hiện quyết tâm tạo đột phá - đề xuất mở đường phá thế “độc đạo” ở huyện Ngọc Hiển.
Tháng 4/2009, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Ðất Mũi chính thức được khởi công, dự án có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tỉnh Cà Mau và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tạo nên trục giao thông huyết mạch xuyên suốt Bắc - Nam: từ Pác Bó, tỉnh Cao Bằng đến Ðất Mũi, tỉnh Cà Mau. Tuyến đường thông xe vào đầu năm 2016.
Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, cho biết: “Ðến nay, hầu như hạ tầng giao thông bộ ở huyện Ngọc Hiển đảm bảo kết nối, lưu thông từ các tuyến dân cư ấp đến trung tâm xã, huyện và kết nối với huyện Năm Căn, TP Cà Mau. Ðiều kiện đi lại ổn định, Nhân dân an tâm canh tác và phát triển đời sống. Hiện thu nhập bình quân đầu người ở huyện đạt khoảng 50 triệu đồng. Theo thống kê mới nhất, đầu năm 2022, toàn huyện có 822 hộ nghèo, đến cuối năm đã thoát nghèo 415 hộ; cận nghèo 1.175 hộ, đến cuối năm giảm được 768 hộ”.
Không dừng lại đó, Ngọc Hiển còn phát huy tiềm năng với chiều dài bờ biển 98 km, thuận tiện phát triển năng lượng sạch (điện gió). “Huyện đã và đang đón nhận 4 dự án điện gió đầy tiềm năng. Ðồng thời, huyện cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế biển phù hợp với điều kiện thực tế như: đầu tư nâng cấp đội tàu vươn khơi; chuyển đổi công năng phương tiện khai thác gần bờ sang hình thức du lịch biển; phát triển cụm, khu du lịch cộng đồng...”, ông Lạc chia sẻ.
Song song đó, được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh, nhiều công trình trọng điểm quốc gia được đầu tư xây dựng, nổi bật mang thương hiệu “Ðất Mũi - Ngọc Hiển” mỗi khi nhắc tới như: Mốc toạ độ quốc gia GPS 0001, công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội, biểu tượng điểm cuối đường Hồ Chí Minh trên bộ, Tượng Mẹ và Ðền thờ Lạc Long Quân... Tất cả kết nối với những di tích lịch sử cấp quốc gia trên địa bàn như: Di tích lịch sử quốc gia Bến Vàm Lũng gắn với con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh trên biển, Di tích lịch sử - danh thắng cụm đảo Hòn Khoai… đã và đang tạo vị thế “đắc địa” cho ngành du lịch ở Ngọc Hiển.
Kết thúc năm 2022, Ngọc Hiển tiếp tục “ghi điểm” ở vị trí tốp đầu so với các địa phương trong tỉnh về phát triển du lịch, ứng dụng chuyển đổi số, cải cách hành chính và thu hút đầu tư.
Ðiện gió vùng biển Ngọc Hiển. Ảnh: HUỲNH LÂM |
Kỳ vọng huyện nông thôn mới
Ðó là bước đi mới trong hiện thực hoá chủ trương của Ðảng và Nhà nước về xây dựng NTM theo hướng “Toàn diện, nâng cao và bền vững”, với quan điểm “Xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc”, hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và hiện đại. Ðồng thời, góp phần thực hiện đạt mục tiêu xây dựng NTM do Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ huyện Ngọc Hiển lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra.
Ngoài “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, Ngọc Hiển còn được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chủ trương và UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo quyết liệt về việc phấn đấu xây dựng huyện Ngọc Hiển đạt huyện NTM vào năm 2025. Ðó thực sự là động lực mạnh mẽ để huyện tập trung huy động nguồn lực với sự tham gia của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, sự hỗ trợ giúp đỡ của các cấp, các ngành, đưa kinh tế - xã hội của huyện phát triển, làm thay đổi diện mạo nông thôn, tạo điểm nhấn cho vùng Ðất Mũi.
Nhìn lại 19 năm xây dựng, phát triển và 10 năm tập trung triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Ngọc Hiển đạt kết quả tích cực. Công tác quy hoạch thực hiện kịp thời, hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư, xây dựng, nâng cấp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển; hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố; an ninh - quốc phòng được đảm bảo; diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng lên. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt khoảng 50 triệu đồng (tăng hơn 21,8 triệu đồng so với năm 2015).
Vùng đất thiêng liêng cuối trời Tổ quốc có ý nghĩa đặc biệt về vị trí địa lý, lịch sử, môi trường và quốc phòng - an ninh. Nhiều năm qua, phong trào “Chung sức xây dựng NTM” được triển khai ngày càng hiệu quả; nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về xây dựng NTM chuyển biến tích cực. Quá trình xây dựng NTM đã và đang đi vào chiều sâu, thực chất hơn, hướng tới sự hài lòng của người dân. Từ đó, huyện đề ra mục tiêu đến năm 2025, toàn huyện có 5/5 xã đạt chuẩn NTM (mỗi năm đạt thêm 1 xã); đến năm 2024, xã Tân Ân Tây đạt chuẩn NTM nâng cao; thị trấn Rạch Gốc đạt chuẩn đô thị văn minh; năm 2025, huyện đạt chuẩn NTM. Phấn đấu tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng NTM đạt từ 90% trở lên.
Thành quả ngọt ngào sau 19 năm tái lập, cùng với sự quan tâm “đặc biệt” của bộ, ngành Trung ương sẽ là tiền đề để huyện tiếp tục giữ vững, củng cố và nâng cao chất lượng xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 như kỳ vọng./.
Phong Phú