Cán bộ,ềcngtcxhộđội hình barça gặp real sociedad nhân viên Trung tâm Công tác xã hội tỉnh luôn cần mẫn chăm sóc những bệnh nhân tâm thần kinh, những người lang thang, cơ nhỡ. Khó khăn, vất vả nhiều khi không đong đếm được, nhưng họ luôn tự hào về nghề mà mình chọn - nghề công tác xã hội.
Cán bộ, nhân viên Trung tâm Công tác xã hội tỉnh luôn tích cực chăm sóc bệnh nhân.
Nghề chọn mình - mình chọn nghề
Đến Trung tâm Công tác xã hội tỉnh (hiện đặt tại phường Hiệp Lợi, thành phố Ngã Bảy) vào buổi trưa, đúng lúc các bệnh nhân đang ăn cơm, nhìn các cán bộ, nhân viên tận tình chăm chút bữa ăn cho các bệnh nhân, mới thấy hết tình cảm mà họ dành cho những người bệnh đặc biệt này. Anh Trần Văn Bằng, bệnh nhân ở trung tâm, chia sẻ: “Mấy cô cậu ở đây nhiệt tình lắm, ai cũng lo, quan tâm tụi tôi hết”.
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh hiện đang quản lý, nuôi dưỡng 221 bệnh nhân tâm thần kinh, người lang thang, cơ nhỡ. Mỗi người đến trung tâm đều do nguyên nhân, hoàn cảnh khác nhau, có người bị tai nạn lao động, người do rượu chè, người do mắc bệnh bẩm sinh... nhưng ai nấy đều đáng thương, cần được quan tâm chăm sóc.
Gắn bó với Trung tâm Công tác xã hội từ những ngày đầu mới tiếp nhận từ Trung tâm Bảo trợ xã hội thành phố Cần Thơ (tháng 8-2015), anh Nguyễn Hồng Phê, nhân viên phòng y tế, luôn hết lòng chăm sóc bệnh nhân và cảm thấy tự hào với nghề mà mình đã chọn. Anh Phê chia sẻ: “Lúc mới vào nghề, tôi đã chuẩn bị sẵn tâm thế, những tình huống có thể xảy ra, bởi môi trường làm việc ở đây rất đặc biệt. Song khi tiếp xúc với những bệnh nhân tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ bởi những hành động bất ngờ của họ. Làm rồi mới thấy, nghề chọn mình, nhưng mình cũng đã chọn nghề, nên mới có thể gắn bó lâu dài”.
Hành động bất ngờ mà anh Phê nói đến là bệnh nhân la hét, giận dữ… Vượt qua những khó khăn bước đầu anh đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Dẫu công việc của anh là chăm sóc bệnh nhân tâm thần, nhưng công việc này đã để lại nhiều kỷ niệm với anh. Đáng nhớ nhất là chuyện anh không ngại nguy hiểm để cứu bệnh nhân. Anh Phê kể, hôm ấy, sau khi vừa ăn cơm trưa xong, một bệnh nhân đột ngột ngã xuống. Lúc đó, anh lập tức sơ cấp cứu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn chưa tỉnh lại. Trên đường đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế cấp cứu, thấy tình trạng bệnh nhân không có chuyển biến tích cực, thậm chí xấu đi, bỏ qua mọi nguy hiểm, anh vừa ép tim và hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân. Nhờ thực hiện kịp thời, bệnh nhân bắt đầu tỉnh lại.
Cần cái tâm, sự đồng cảm
Trung tâm Công tác xã hội tỉnh hiện có 37 cán bộ, nhân viên. Họ đến với nghề rất tình cờ và rồi cái nghề mà gần như ít ai muốn làm đã giữ chân họ. Theo ông Lê Văn Cao, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội, nghề nào cũng có những khó khăn nhất định. Với những người làm nghề công tác xã hội đòi hỏi phải có cái tâm, sự đồng cảm sâu sắc với những bệnh nhân, những hoàn cảnh yếu thế trong xã hội, có như vậy mới có thể cảm nhận và chia sẻ với bệnh nhân. Từ đó, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình...
Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, nuôi dưỡng bệnh nhân, Trung tâm Công tác xã hội tỉnh đang cùng chung tay phòng, chống dịch Covid-19. Theo ông Lê Văn Cao, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, trung tâm đã tổ chức phun xịt thuốc khử trùng Cloramin B toàn bộ khuôn viên trung tâm. Đo thân nhiệt cán bộ, nhân viên khi vào trung tâm, hướng dẫn viên chức, người lao động đeo khẩu trang đúng cách. Đặc biệt, trong thời gian này, trung tâm không để thân nhân vào thăm người bệnh, bố trí riêng phòng cho bệnh nhân mới tiếp nhận vào. Trung tâm cũng bố trí đầy đủ xà phòng rửa tay cho tất cả viên chức, người lao động và bệnh nhân tại trung tâm. Dán các tờ rơi tuyên truyền phòng, chống nguy cơ mắc Covid-19, để mọi người chủ động phòng, tránh cho bản thân…
Anh Nguyễn Phước Nguyên, Phòng Y tế của trung tâm, cho biết: “Trong thực hiện cấp phát thuốc hàng ngày cho bệnh nhân, tôi luôn hướng dẫn mọi người phải thường xuyên rửa tay, khi ho, hắt hơi phải lấy tay che miệng lại. Vì là người bệnh, nên tôi cùng các đồng nghiệp phải nhắc nhở liên tục”.
Công tác xã hội là một trong những lĩnh vực mang tính đặc thù, với những người làm nghề công tác xã hội chỉ có kiến thức thôi là chưa đủ, họ còn phải có cái tâm với cộng đồng để có thể cống hiến hết mình cho cộng đồng, bởi lẽ công tác xã hội còn là nghề của lòng nhân ái, yêu thương…
Ngày tôn vinh giá trị cao quý của nghề công tác xã hội - Quyết định số 1791/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã chọn ngày 25-3 hàng năm là “Ngày Công tác xã hội Việt |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU