【trận đấu psis semarang】Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động xây dựng: Quy định chi tiết hơn để hỗ trợ cho người mua bảo hiểm
Nhằm đáp ứng những thay đổi về mặt chính sách tại Luật Xây dựng năm 2020 và thực tiễn thị trường,ảohiểmbắtbuộctronghoạtđộngxâydựngQuyđịnhchitiếthơnđểhỗtrợchongườimuabảohiểtrận đấu psis semarang việc sửa đổi lần này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với bên thứ ba trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Phù hợp với pháp lý mới và thực tế phát sinh
Luật Xây dựng năm 2020 đã chính thức được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, trong đó tiếp tục có quy định về việc nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) đối với bên thứ ba. Do đó, việc sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP là cần thiết để phù hợp với Luật Xây dựng mới (khoản 5 Điều 1) và nghị định hướng dẫn luật này (Nghị định 50/2021/NĐ-CP).
Cùng với đó, theo ban soạn thảo, việc sửa đổi Nghị định số 119/2015/NĐ-CP, trong đó quy định về bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba tạo cơ sở pháp lý minh bạch, góp phần huy động nguồn lực từ thị trường bảo hiểm để bảo vệ cho các chủ thầu công trình xây dựng trước các rủi ro tổn thất gây ra cho bên thứ ba, đảm bảo khôi phục tổn thất nhanh chóng, đầy đủ để hoạt động xây dựng được thông suốt, tạo sự yên tâm cho các chủ đầu tư, nhà thầu thi công trong quá trình thi công xây dựng.
Theo đó, dự thảo đã bổ sung quy định về chi phí mua bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba tương tự như chi phí bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường và phù hợp với đối tượng phải mua bảo hiểm là nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Cụ thể, sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 3 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP như sau: “Đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm TNDS đối với bên thứ ba: Phí bảo hiểm được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh”.
Đồng thời, dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 119/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng phải mua bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. “Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm cho người lao động thi công trên công trường và bảo hiểm TNDS đối với bên thứ ba” – quy định tại dự thảo nêu rõ.
Cùng với đó, dự thảo cũng bổ sung quy định về thời hạn bảo hiểm TNDS đối với bên thứ ba trên cơ sở quy định về thời hạn bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng. Dự thảo quy định rõ: “Thời hạn bảo hiểm TNDS đối với bên thứ ba là khoảng thời gian cụ thể, tính từ ngày bắt đầu thi công xây dựng công trình đến khi kết thúc thời hạn bảo hành công trình căn cứ vào hợp đồng xây dựng và được ghi trong hợp đồng bảo hiểm”.
Quy định rõ hơn về số tiền bảo hiểm tối thiểu
Một điểm mới nổi bật tại dự thảo nghị định là đã bổ sung quy định về số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với bảo hiểm TNDS đối với bên thứ ba. Theo đó, quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng tương tự số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với người lao động thi công trên công trường đã được quy định tại Nghị định số 119/2015/NĐ-CP là 100 triệu đồng. Theo lý giải của Ban soạn thảo, số tiền này tương đương với 30 tháng lương tối thiểu bình quân theo vùng hiện nay nhằm chi trả thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cho bên thứ ba. Nghị định cũng đã quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản trên cơ sở thực tế các hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm và thông lệ thị trường bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu này cơ bản đảm bảo chi trả những thiệt hại về tài sản đối với bên thứ ba.
Tuy nhiên, dự thảo nghị định đã bổ sung thêm một số quy định theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn để tạo điều kiện cho các bên tham gia. Theo đó, dự thảo bổ sung: “Số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ và không giới hạn số vụ tổn thất”. Còn đối với thiệt hại về tài sản, số tiền bảo hiểm tối thiểu được xác định: “Đối với công trình có giá trị dưới 1.000 tỷ đồng, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản là 10% giá trị công trình cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất; Đối với công trình có giá trị từ 1.000 tỷ đồng trở lên, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thiệt hại về tài sản là 100 tỷ đồng cho cả thời hạn bảo hiểm và không giới hạn số vụ tổn thất”.
Cùng với đó, dự thảo lần này còn bổ sung quy định về phạm vi bảo hiểm bắt buộc TNDS đối với bên thứ ba theo thông lệ thị trường bảo hiểm. Cụ thể, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba đối với những thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản phát sinh trực tiếp trong quá trình thi công xây dựng công trình thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm và thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Bổ sung quy định về loại trừ bảo hiểm Do thực tế hoạt động nhận, nhượng tái bảo hiểm phát sinh một số loại trừ theo tập quán quốc tế, các doanh nghiệp bảo hiểm và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam đã kiến nghị sửa đổi loại trừ bảo hiểm theo hướng bổ sung những tổn thất bị loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo tập quán quốc tế. Điều này cũng phù hợp với khoản 3 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm là “các bên tham gia bảo hiểm có thể thoả thuận áp dụng tập quán quốc tế, nếu tập quán đó không trái với pháp luật Việt Nam”. |
Duy Thái