当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【đội hình getafe gặp rayo vallecano】Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn

Cổ phần hóa,ànthiệnthểchếđểthúcđẩycổphầnhóathoáivốđội hình getafe gặp rayo vallecano thoái vốn vẫn chậm
Cổ phần hóa, thoái vốn chậm dồn gánh nặng lên chi đầu tư
Còn hiện tượng không dám làm, không dám chịu trách nhiệm trong cổ phần hóa, thoái vốn
156 doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020
Một số tiêu chí liên quan đến doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cũng đang được cân nhắc sửa đổi.	Ảnh: ST
Một số tiêu chí liên quan đến doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa cũng đang được cân nhắc sửa đổi. Ảnh: ST

Khó “về đích”

Báo cáo mới đây của Bộ Tài chính cho biết, dự kiến tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty năm 2020 đạt 1.327.496 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 78.086 tỷ đồng và các khoản phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước (NSNN) dự kiến đạt 157.273 tỷ đồng. Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hầu hết tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có thể không đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 đã đề ra.

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính:

Một trong những nguyên nhân công tác cổ phần hóa, thoái vốn năm 2020 vẫn chậm trễ trước tiên là do tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế. Trong khi đó, đối tượng cổ phần hoá, thoái vốn trong giai đoạn này bao gồm một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn, có tình hình tài chính phức tạp. Bên cạnh đó, nhiều quy định mới về cổ phần hóa, thoái vốn mới được ban hành theo hướng ngày càng chặt chẽ, công khai, minh bạch, bảo đảm tối đa lợi ích của Nhà nước, quy trình thực hiện dài hơn nên các DN sẽ phải thực hiện lại từ đầu hoặc một số nội dung, công đoạn trong quá trình cổ phần hóa, thời gian thực hiện kéo dài hơn. Ngoài ra, việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong triển khai Luật Đất đai, Luật Quản lý sử dụng tài sản công chưa nghiêm túc, thường xuyên… khiến công tác cổ phần hóa, thoái vốn khó được đẩy nhanh.

Cùng với đó, thống kê cả giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9/2020, có 178 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 443.503 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 207.116 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 37 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc kế hoạch, đạt 28%. Số doanh nghiệp còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch 3 tháng còn lại năm 2020 là 91 doanh nghiệp.

Với thoái vốn, lũy kế từ năm 2016 đến tháng 9/2020, tổng số thoái vốn là 25.669 tỷ đồng, thu về 172.917 tỷ đồng. Trong đó, thoái vốn nhà nước tại 102 đơn vị theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt với giá trị 4.964 tỷ đồng, thu về 9.643 tỷ đồng. Thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp ngoài danh mục là 3.785 tỷ đồng, thu về 110.392 tỷ đồng. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện thoái 16.919 tỷ đồng, thu về 52.881 tỷ đồng.

Với kết quả đạt được, có thể khẳng định, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn vẫn chậm so với kế hoạch đề ra. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt danh mục DN thực hiện cổ phần hóa đến 2020 với 93 DN phải hoàn thành việc công bố giá trị DN, đến nay đã hoàn thành 3/93. Các DN thực hiện cổ phần hóa quy mô lớn như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Viễn thông Mobifone, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)... hiện vẫn chưa hoàn thành phê duyệt phương án sử dụng đất để có thể tiến hành xác định giá trị DN. Tiến độ thoái vốn cũng mới đạt 26,4% kế hoạch. Mới đây, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 908/QĐ-TTg ngày 29/6/2020 phê duyệt danh mục DN có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020 với 124 DN phải hoàn thành thoái vốn; 14 DN chuyển giao về SCIC (Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước).

Trước tình hình này, Bộ Tài chính đã đề xuất, kiến nghị một loạt các giải pháp trong những tháng còn lại của năm, trong đó, giải pháp quan trọng là tiếp tục hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý. Trước mắt là xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, Nghị định số 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP. Đây được coi là lần sửa tổng thể, kỳ vọng mang lại nhiều thay đổi.

Điều chỉnh vốn hàng năm

Một trong những nội dung quan trọng được Bộ Tài chính lưu tâm sửa đổi, bổ sung trong các văn bản nói trên là các quy định về vốn điều lệ, xác định lại vốn, điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ, đầu tư bổ sung vốn điều lệ của DNNN.

Theo dự thảo, DN sẽ xây dựng và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ (xác định tối thiểu trong vòng 3 năm). Cơ quan đại diện chủ sở hữu thẩm định và lấy ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ đối với DN...

Dự thảo cũng bổ sung nội dung trước ngày 31/12/2020, căn cứ quy định về xác định vốn điều lệ và đầu tư bổ sung vốn cho DNNN đang hoạt động, DNNN phải lập phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn để báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện đầu tư bổ sung vốn, điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định.

Một số tiêu chí liên quan đến DNNN cổ phần hóa cũng đang được cân nhắc sửa đổi. Theo đó, về xác định giá trị doanh nghiệp, Bộ Tài chính dự kiến hoàn chỉnh theo hướng: nếu doanh nghiệp phải thực hiện lại việc xác định giá trị doanh nghiệp, tạm dừng chưa thực hiện cổ phần hóa hoặc dừng không thực hiện cổ phần hóa theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định xử lý các khoản chi phí cổ phần hóa (đảm bảo đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ) hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đối với các quy định liên quan đến đối chiếu các khoản phải thu, phải trả đặc thù của một số doanh nghiệp (ngân hàng thương mại nhà nước, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam…) phù hợp với tính chất, đặc thù các tài sản, công nợ của từng đối tượng này đảm bảo khả thi, chặt chẽ và không ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung theo hướng: đối với các khoản phải thu khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình trả sau (trong nước và ngoài nước) phát sinh thường xuyên với số lượng lớn khách hàng của doanh nghiệp cổ phần hóa mà việc đối chiếu, xác nhận công nợ với từng khách hàng làm phát sinh khối lượng công việc, thời gian và chi phí lớn, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định việc đối chiếu, xác nhận phù hợp căn cứ vào hồ sơ sổ sách kế toán và hệ thống công nghệ thông tin quản lý khách hàng của doanh nghiệp cổ phần hóa...

分享到: