Kết quả vượt bậc
Năm 2017,ảiquanLạngSơnNângcaohiệuquảcôngtánhận định kèo liverpool hôm nay có 2.724 DN hoạt động XNK qua địa bàn Lạng Sơn. Trong đó, có 368 DN ở Lạng Sơn tham gia hoạt động XNK tại địa bàn với kim ngạch đạt 1.719 triệu USD (chiếm 13,5% tổng số DN, chiếm 33,7% tổng kim ngạch XNK). Phần lớn DN ở Lạng Sơn là DN hoạt động dịch vụ XNK, có quy mô nhỏ và thời gian hoạt động dưới 5 năm, tính chuyên nghiệp và ý thức tuân thủ pháp luật không cao.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Hữu Vượng, Phó cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn cho biết, với sự nỗ lực quyết tâm cao nên công tác KTSTQ của Cục Hải quan Lạng Sơn đã thu được một số kết quả nhất định. Trong năm, đơn vị đã ra quyết định và tiến hành KTSTQ được 791 cuộc, trong đó đã hoàn thành và ban hành kết luận kiểm tra 688 cuộc. Tổng số tiền thuế ấn định là 53,6 tỷ đồng, trong đó đã thực thu vào ngân sách nhà nước 38,4 tỷ đồng. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính đã thu nộp ngân sách là 5,4 tỷ đồng. Tính đến hết 31/12/2017 số tiền thực nộp NSNN qua công tác KTSTQ là 43,8 tỷ đồng, vượt 6,3 lần so với chỉ tiêu Tổng cục Hải quan giao. Trong đó, riêng Chi cục KTSTQ đã tiến hành được 100 cuộc KTSTQ, thu nộp NSNN 17,5 tỷ đồng.
Cũng theo lãnh đạo Cục Hải quan Lạng Sơn, thời gian qua, tình hình hoạt động XNK qua địa bàn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, hiện tượng gian lận về giá, mã số, xuất xứ ngày càng tinh vi, khó phát hiện. Đây là những thách thức rất lớn đối với công tác KTSTQ của Cục Hải quan Lạng Sơn, nhất là trong điều kiện còn nhiều khó khăn về con người.
Bên cạnh đó, công tác KTSTQ vẫn còn một số hạn chế như số lượng DN được kiểm tra còn thấp, chỉ chiếm tỷ lệ dưới 5% trên tổng số DN hoạt động XNK qua địa bàn. Số cuộc KTSTQ tại trụ sở DN rất thấp, chưa đạt chỉ tiêu được giao (8/20 cuộc). Số thu ngân sách qua công tác KTSTQ tuy cao nhưng chưa ổn định và còn mang tính chủ quan, áp đặt, nhất là số thu từ hoạt động KTSTQ về trị giá. Tình trạng khiếu nại còn phổ biến, kéo dài, dẫn tới số tiền thuế phải hoàn trả cao (10,4 tỷ đồng)…
Nguyên nhân dẫn tới những tồn tại, hạn chế nêu trên là do đội ngũ CBCC làm công tác KTSTQ tuy đã được quan tâm về số lượng nhưng chất lượng còn hạn chế, nhất là về kỹ năng thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin, khai thác, xử lý dữ liệu và các nghiệp vụ thông quan hàng hóa. Bộ phận KTSTQ tại các chi cục chủ yếu làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Đặc biệt, tại Chi cục KTSTQ, công tác thu nhập thông tin, dữ liệu rất khó khăn do phạm vi KTSTQ rộng (trên toàn quốc), thời gian kiểm tra kéo dài trong 5 năm (2012-2017) nên dữ liệu dàn trải tại nhiều hệ thống. Trong khi đó, Chi cục chỉ được phân quyền cấp Chi cục và chưa đầy đủ, nhất là tại các hệ thống VNACCS/VCIS, QLVP14 … nên việc rà soát, tổng hợp thông tin còn chậm, chưa đầy đủ.
Trong đó, quy trình, quy định về KTSTQ còn vướng mắc, chồng chéo về thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm, quyết định cưỡng chế thuế, trình tự thủ tục gồm nhiều bước, nhiều khâu xử lý nên mất nhiều thời gian, nhân lực. Ý thức tuân thủ pháp luật của DN chưa cao, nhiều trường hợp không chấp hành quyết định kiểm tra hoặc cố tình chây ỳ, gây khó khăn cho công tác kiểm tra nhưng chế tài xử lý chưa đủ mạnh nên không có tính răn đe…, ông Nguyễn Hữu Vượng nhấn mạnh.
Đồng bộ nhiều giải pháp
Phát biểu đánh giá tại hội nghị tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Cục Hải quan Lạng Sơn diễn ra ngày 18/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, Trưởng Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Công Trưởng cho rằng, kết quả trong công tác KTSTQ của Hải quan Lạng Sơn đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, chỉ tính riêng số tiền thu vào NSNN đã đạt trên 38 tỷ đồng, đạt gấp đôi so với số thu từ công tác chống buôn lậu. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả công tác KTSTQ, Cục Hải quan Lạng Sơn cần xác định tập trung vào các giải pháp cụ thể nhằm đạt kết quả cao hơn nữa trong năm 2018.
Phó Cục trưởng Nguyễn Hữu Vượng cũng cho rằng, Cục Hải quan Lạng Sơn đã xác định, ngay từ đầu năm sẽ đẩy mạnh các hoạt động KTSTQ về mã số và trị giá, trong đó xác định tập trung trọng điểm vào các DN có dấu hiệu rủi ro cao; các lô hàng khai báo giá thấp, bất hợp lý so với cơ sở dữ liệu; các mặt hàng khai báo, áp mã không thống nhất hoặc đã có thông báo kết quả phân tích, phân loại, văn bản hướng dẫn phân loại.
Trong đó, rà soát, KTSTQ các mặt hàng, dòng hàng có sự chênh lệch mức thuế suất ưu đãi và ưu đãi đặc biệt lớn. Phát hiện các trường hợp không đủ điều kiện hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt, truy thu vào NSNN. Tăng cường thu thập thông tin, tiến hành KTSTQ đối với nhóm DN trọng điểm theo các chuyên đề kiểm soát rủi ro như: Nhóm các DN có dấu hiệu giải thể, phá sản, bỏ trốn; nhóm DN đã bị xử lý về hành vi gian lận về chính sách, về thuế và nhóm các DN vi phạm các quy định đưa hàng về bảo quản…
Đồng thời, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm tra. Đảm bảo thủ tục, trình tự KTSTQ chặt chẽ, tuân thủ đúng quy định tại luật, nghị định và các thông tư hướng dẫn, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh. Các bước sau kiểm tra được chỉ đạo xử lý triệt để, như: Đôn đốc thu đủ tiền thuế và tiền phạt, xử lý vi phạm hành chính ... nhằm tập trung kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật và kiểm tra dấu hiệu tại trụ sở DN, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch do Tổng cục Hải quan giao về số cuộc và số thu ngân sách.
Đặc biệt, đơn vị sẽ chú trọng đào tạo, tập huấn, trao đổi, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng cho đội ngũ CBCC làm công tác KTSTQ trong toàn Cục. Thông qua công tác KTSTQ, kịp thời phát hiện, kiến nghị chấn chỉnh, xử lý các trường hợp công chức không thực hiện đúng quy trình, quy định tại các khâu nghiệp vụ trong thông quan, đồng thời cung cấp thông tin cảnh báo các hình huống rủi ro, gian lận trong hoạt động XNK cho các chi cục hải quan cửa khẩu.