【nhận định arsenal vs tottenham】Người có duyên với các đề tài khoa học

作者:Cúp C1 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 10:09:54 评论数:

nguoi co duyen voi cac de tai khoa hoc

Ông Trần Thoang (bên trái) chụp ảnh với ngài Kunio Mikuriya,ườicóduyênvớicácđềtàikhoahọnhận định arsenal vs tottenham Tổng thư ký WCO tại Brussels, Bỉ tháng 4-2016. Ảnh: Tư liệu.

Năm 2005, ông được điều về Vụ Giám sát quản lý (nay là Cục Giám sát quản lý về Hải quan) rồi sau đó được điều động về Ban Cải cách hiện đại hoá hải quan trực tiếp làm công tác tham mưu xây dựng chính sách và quy trình thủ tục hải quan và là cán bộ nòng cốt tham gia Dự án Hiện đại hóa Hải quan.

Nhưng rồi công việc của ông lại rẽ sang một hướng khác khi năm 2011, ông quyết định làm việc tại Văn phòng Chính phủ theo yêu cầu của việc tiếp tục thực hiện kết quả Đề án Cải cách thủ tục hành chính (Đề án 30) của Chính phủ, công việc tham mưu chính sách quản lý hải quan cho lãnh đạo Chính phủ và theo dõi công tác cải cách thủ tục hành chính ngành Hải quan.

Chỉ 2 năm sau ông lại được điều động về làm việc tại Bộ Tư pháp, công việc chính là theo dõi thực thi cải cách thủ tục hành chính ngành Hải quan và của một số địa phương. Cái duyên với ngành Hải quan thôi thúc nên tháng 6-2013, ông quyết định chuyển về làm giảng viên chính, giảng dạy nghiệp vụ thủ tục hải quan, tiếng Anh chuyên ngành Hải quan tại Trường Hải quan Việt Nam.

Ông tâm sự, những năm cuối của thế kỷ 20, khi địa bàn quản lý của Hải quan Đà Nẵng trải dài từ Đà Nẵng cho tới Quảng Nam, có nhiều cảng quốc tế như: Kỳ Hà, Tiên Sa, Sông Hàn, Mỹ Khê… đã đặt ra nhiều thách thức đối với việc quản lý phương tiện vận tải nhập cảnh qua địa bàn. Ngày ấy thủ tục hải quan chưa được cải cách nhiều nên mỗi lần tàu cập cảng, ông và đồng nghiệp phải đến tận tàu làm việc.

Nhưng vất vả hơn cả là phải di chuyển rất nhiều địa điểm để làm thủ tục XNC, lúc thì đi ca nô trên biển, lúc lại vào bờ đi ô tô, lúc thì xuống tàu kiểm tra hàng hóa. Nhận thấy với cách làm thủ công này hiệu quả công việc không cao mà hãng tàu mất rất nhiều cơ hội thị trường do chậm được giao, nhận hàng hoá, đề tài “Cải tiến phương pháp thủ tục tàu biển XNC” của ông được nghiên cứu và nhanh chóng được Tổng cục Hải quan cho phép đưa vào ứng dụng tại Hải quan Đà Nẵng năm 2001 và chỉ sau 2 năm lãnh đạo Cục Hải quan Đà Nẵng cho phép ứng dụng Đề án “Khai báo tàu biển XNC từ xa” do ông nghiên cứu.

Không ngừng nghỉ trong việc nghiên cứu các đề tài khoa học cấp ngành, năm 2005, ông tiếp tục xây dựng đề tài “Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 tại cảng biển quốc tế Đà Nẵng” và đề tài này không những được Tổng cục Hải quan công nhận mà còn được Tổ chức chứng nhận QMS của Úc chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO.

Theo đó, Hải quan cảng biển Đà Nẵng là Chi cục Hải quan cảng biển quốc tế đầu tiên của Tổng cục Hải quan được cấp chứng nhận ISO. Không dừng lại, năm 2010, 2014 và 2015 ông được Trường Hải quan Việt Nam, Tổng cục Hải quan công nhận nhiều đề tài, sáng kiến như đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá kết quả thi nhân viên đại lý thủ tục hải quan”; “Cải tiến phương pháp tổ chức và đào tạo tiếng Anh chuyên ngành Hải quan theo địa chỉ”… đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phê duyệt đề án: “Nâng cao năng lực đào tạo của Trường Hải quan Việt Nam đến năm 2020” do ông làm tác giả chính.

Nói đến giảng viên Trần Thoang nhiều DN và CBCC trong ngành đều biết đến. Bởi ông là người đầu tiên được tuyển chọn và tham gia khóa đào tạo giảng viên về Logistics và Chuỗi cung ứng của Liên đoàn Hiệp hội giao nhận ASEAN trong thời gian 3 tháng tại Thái Lan; là người đầu tiên đạt chứng chỉ chứng nhận giảng viên đào tạo quốc tế của Hiệp hội vận tải quốc tế FIATA; được WCO và Trường đại học Kookmin Hàn Quốc tuyển chọn tham dự khóa đào tạo Điều hành Hải quan và quản trị kinh doanh 2 tháng tại Hàn Quốc; ông cũng là người đầu tiên được Ngân hàng thế giới (WB) tuyển chọn tham gia xây dựng Cổng thông tin thương mại quốc gia cho Việt Nam. Đặc biệt, ông là cán bộ Hải quan duy nhất của Hải quan các nước ASEAN được EU tuyển chọn và mời tham dự Dự án Hỗ trợ hội nhập cho Hải quan các nước ASEAN của EU.

Tháng 4 vừa qua, ông được WCO mời tham dự Hội nghị xây dựng năng lực hải quan của WCO và phát biểu về đào tạo nâng cao năng lực hải quan của WCO. Bài phát biểu của ông đã được WCO đánh giá cao và đã gửi thư cảm ơn nêu rõ bài phát biểu đã tác động mạnh mẽ đến WCO.

Với kiến thức sâu rộng về hải quan và vốn tiếng Anh chuyên nghiệp, ông hiện kiêm nhiệm là chuyên gia Hải quan cao cấp vùng thuộc Dự án ARISE cấu phần DN ưu tiên (AEO) của EU tại ASEAN; tư vấn Thương mại cấp cao quốc gia thuộc Dự án Cổng thông tin thương mại quốc gia của WB tài trợ cho Hải quan Việt Nam và là giảng viên quốc tế của Hiệp hội vận tải và giao nhận quốc tế FIATA.

Với những cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ trong quá trình từ trong quân đội cho đến khi chuyển ngành về các đơn vị làm công tác tham mưu chính sách, công tác đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học, năm 1986 ông vinh dự đón nhận Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Ba của Chủ tịch nước và nhiều năm liền đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bằng khen của Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và nhiều năm liền là Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, cấp ngành cho những thành thích đã đạt được.

最近更新