您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【epl bxh】Lao động tại gia đình vẫn hơn

Cúp C281人已围观

简介“Được ở gia đình, sum họp vợ con ai mà không muốn, nhưng vì mưu sinh nên phải đi lao động xa nhà. Tu ...

Báo Cà Mau“Được ở gia đình, sum họp vợ con ai mà không muốn, nhưng vì mưu sinh nên phải đi lao động xa nhà. Tuy nhiên, từ khi vùng đất này có vài hộ tiên phong cải tạo trồng lúa, rồi chuyển sang nuôi tôm, nuôi cá, trồng cây ăn trái…, nhiều người làm theo, kinh tế gia đình phát triển dần, số người bỏ quê đi làm ăn xứ khác giảm hẳn”, ông Hữu Sung, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, cho biết.

“Được ở gia đình, sum họp vợ con ai mà không muốn, nhưng vì mưu sinh nên phải đi lao động xa nhà. Tuy nhiên, từ khi vùng đất này có vài hộ tiên phong cải tạo trồng lúa, rồi chuyển sang nuôi tôm, nuôi cá, trồng cây ăn trái…, nhiều người làm theo, kinh tế gia đình phát triển dần, số người bỏ quê đi làm ăn xứ khác giảm hẳn”, ông Hữu Sung, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Đường Đào, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, cho biết.

Theo ông Sung, trước đây ấp Ðường Ðào là một trong những nơi nghèo nhất của xã Hồ Thị Kỷ, bởi đất đai hoang hoá mà người dân thì không biết cách để cải tạo sản xuất, nơi nào trồng lúa được thì trồng, không thì bỏ hoang, người dân đi làm thuê ở những nơi khác. Công việc cực nhọc nhưng tiền công thì chẳng bao nhiêu, nên nghèo cứ nghèo mãi. Gia đình ông Sung là một trong số đó.

Bộ mặt nông thôn ở ấp Đường Đào sáng lên từng ngày.

Những năm 90 của thế kỷ trước, ông Sung “làm liều” vay mượn tiền cải tạo đất hoang, quy hoạch trồng lúa, nuôi tôm quảng canh, nuôi cá, trồng cây ăn trái. Cứ lấy ngắn nuôi dài, vừa làm vừa nghe ngóng học hỏi kinh nghiệm những cách làm hay, kinh tế gia đình ông Sung ngày càng cải thiện.

Năm 2000, ở ấp Ðường Ðào, bà con bắt đầu nuôi tôm nhiều hơn. Việc tổ chức nuôi đồng loạt, nguồn thức ăn tự nhiên có trong đất giảm, nguồn nước cũng bị ô nhiễm nên chỉ được vài năm thì năng suất thu hoạch tôm giảm, nhiều người lại lâm cảnh nợ nần.

“Tuy nhiên, khoảng năm 2010 trở lại đây, nhiều hộ chuyển sang nuôi tôm quảng canh cải tiến, có áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, năng suất thu hoạch cao gấp nhiều lần so với nuôi tôm quảng canh truyền thống, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo. Toàn xã có 460 hộ, hiện còn khoảng 4% hộ nghèo, đa số hộ nghèo là do không có đất sản xuất, gia đình đông con”, ông Sung thông tin.

Không chỉ có gia đình ông Sung, từ năm 2009, được hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng và tập huấn về nuôi tôm quảng canh cải tiến, nhiều hộ dân ở ấp Ðường Ðào lúc đầu gặp không ít khó khăn do chưa có kinh nghiệm, nhưng người dân kiên trì bám đất và họ đã thành công.

“Thất bại ban đầu là do ảnh hưởng nguồn nước bị ô nhiễm mà người dân bơm trực tiếp vào vuông. Nên khi đã xử lý nguồn nước sạch, mật độ tôm thả phù hợp với diện tích vuông, cho ăn đúng giờ, hỗ trợ thuốc xử lý đúng cách… tôm phát triển tốt lên. Sau hơn 10 năm chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, nuôi tôm quảng canh đã không mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng 5 năm nuôi tôm quảng canh cải tiến, đời sống người dân khá lên thấy rõ”, ông Hữu Thảo, Bí thư Chi bộ ấp Ðường Ðào, phấn khởi.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồ Thị Kỷ Trương Văn Mẫn, đời sống của nông dân địa phương chủ yếu dựa vào nuôi thuỷ sản. Toàn xã có hơn 9.000 ha đất sản xuất thì nuôi thuỷ sản chiếm trên 7.600 ha. Và với dự án nuôi tôm quảng canh cải tiến đang được phổ biến nhân rộng, tính đến thời điểm này, nông dân thu hoạch tôm ước đạt tổng sản lượng gần 2.300 tấn, chiếm trên 86% chỉ tiêu kế hoạch, tăng 2,42%, năng suất tôm bình quân 265 kg/ha.

Thực tế trên cho thấy, phần lớn lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh Cà Mau là lao động nông nghiệp, nếu việc lựa chọn tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất… phù hợp với phong tục tập quán lao động sản xuất của người lao động tại địa phương sẽ tạo ra sức thu hút đối với người lao động. Bởi, đa số học viên sau khi được đào tạo nghề sẽ áp dụng kiến thức vào lao động sản xuất trên mảnh đất của mình, tiết kiệm được thời ngan, giảm chi phí đầu tư, tăng sản lượng… giúp người lao động có thu nhập ổn định, đời sống cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo được kéo giảm./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha

Tags:

相关文章