【kèo 2.5/3】Mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% là khá thách thức

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 10:56:46 评论数:
Mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% là khá thách thức
Lương được điều chỉnh thì các nhà sản xuất kinh doanh và người dân tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn. Ảnh tư liệu.

PV: CPI bình quân 6 tháng tăng 4,08%, dư địa kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm không còn nhiều, ông nhận định như thế nào về những thách thức trong kiểm soát lạm phát theo mục tiêu?

TS. Nguyễn Trí Hiếu: 6 tháng đầu năm 2024, CPI bình quân chung tăng ở mức 4,08%. Từ nay đến cuối năm còn nhiều biến số khó lường, tình hình địa chính trị trên thế giới sẽ tác động tới giá cả thế giới và tác động trực tiếp đến Việt Nam.

Đây là thời điểm khó dự báo lạm phát cả năm của Việt Nam, nhưng tôi nghĩ rằng, mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% là khá thách thức.

Từ nay đến cuối năm còn nhiều ẩn số trên thị trường tài chính thế giới và nền kinh tế Việt Nam.

Ở trong nước, từ 1/7, Quốc hội đã quyết định điều chỉnh tăng lương cơ sở. Tăng lương thường tác động đến lạm phát, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới cũng vậy. Khi lương được điều chỉnh thì các nhà sản xuất kinh doanh, người dân tiêu thụ nhiều hơn và giá cả tăng.

Từ nay đến cuối năm, dự báo còn nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá cả thị trường, đặc biệt là tỷ giá. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) hiện vẫn chưa đưa ra lộ trình giảm lãi suất. Mới hôm qua, Chủ tịch FED Jerome Powell đã công bố, hiện chưa có dự báo, chưa có lộ trình giảm lãi suất. Theo giới chuyên gia, dự kiến khoảng quý IV năm nay FED mới giảm lãi suất và nếu có giảm chỉ ở mức khoảng 0,25%, có nghĩa, từ nay đến cuối năm, lãi suất của Mỹ vẫn còn cao, ở mức 5,25% đến 5,5%.

Trong khi đó, lãi suất qua đêm ở Việt Nam vẫn ở mức 4,5%, chênh lệch lãi suất với Mỹ khoảng 1%, do đó, có thể đẩy tỷ giá lên.

Trong những ngày qua, tỷ giá ổn định, nhưng từ nay đến cuối năm, dự báo có thể tăng, do chênh lệch lãi suất giữa USD và VNĐ. Tỷ giá USD từ đầu năm đến nay đã tăng hơn 5%, dự báo tới cuối năm có thể tăng 2%.

-PV: Vàng không nằm trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính Chỉ số giá tiêu dùng, song vàng tăng giá mạnh sẽ tác động đến nền kinh tế. Ông có cho rằng, liệu giá vàng có phải là một trong những biến số khó lường vào cuối năm nay hay không?

Mục tiêu kiểm soát lạm phát 4% là khá thách thức

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Dù vàng không nằm trong rổ hàng hóa, dịch vụ để tính CPI nhưng giá vàng ảnh hưởng tới tâm lý lạm phát. Hiện nay, giá vàng dù có tín hiệu tích cực, qua đấu thầu vàng, các Ngân hàng thương mại nhà nước đã mua vàng và bán ra trên thị trường. Giá vàng hiện tại ở mức 77 triệu đồng/lượng, giảm mạnh từ mức 92 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, ổn định thị trường vàng còn cần nhiều yếu tố, như giá thế giới và nguồn cung. Hiện giá vàng đã kéo sát giá thế giới, vấn đề còn lại là nguồn cung phải đẩy ra, Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo nguồn cung dồi dào, ổn định cung cầu, tạo sự bình ổn trên thị trường vàng. Thị trường vàng ổn định sẽ không tác động đến lạm phát của nước ta.

Ở chiều ngược lại, nếu thị trường vàng có bất ổn, sẽ tác động đến tâm lý lạm phát. Tôi phải nhắc lại rằng, vàng không nằm trong rổ hàng hóa, dịch vụ tính CPI, nhưng tâm lý giá vàng tăng sẽ tác động giá cả tăng.

PV: Cầu tiêu dùng yếu và tăng trưởng tín dụng thấp là một trong những yếu tố góp phần kiểm soát lạm phát. Ông có thể phân tích rõ hơn về điều này?

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Chủ động điều hành tăng trưởng tín dụng, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Đúng là một trong các yếu tố thuận lợi cho lạm phát đó là, tiêu dùng trong năm nay thấp, hiện tại tiêu dùng khoảng 64%/GDP, đáng lý phải ở mức 70%/GDP, nghĩa là sức tiêu dùng thấp. Như vậy sẽ tác động làm kiểm soát CPI tốt hơn.

Tín dụng từ đầu năm đến nay đang ở mức rất thấp trong 6 tháng đầu năm, tăng 4,45%, trong khi mục tiêu cả năm ở mức 15%. Điều này sẽ giảm áp lực lên mặt bằng giá, có nghĩa nếu tín dụng tăng, một lượng tiền đổ vào trong lưu thông qua tín dụng, sẽ đẩy giá cả lên. Trong trường hợp này, tín dụng thấp, giảm áp lực lạm phát.

Như tôi đã nói ở trên, có nhiều biến số khó lường ảnh hưởng lạm phát từ nay đến cuối năm. Ngoài các yếu tố nêu trên, xăng dầu cũng là ẩn số. Giá xăng dầu là yếu tố quan trọng trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng, giá dầu vẫn ở mức 84 USD/thùng, với tất cả các khủng hoảng địa chính trị, dự báo sẽ tăng lên vào cuối năm, tác động đến giá xăng dầu trong nước.

Tuy kiểm soát lạm phát còn nhiều thách thức nhưng vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi của nền kinh tế thế giới và Chính phủ đang có nhiều biện pháp để kiểm soát lạm phát mục tiêu là 4%.

-PV: Xin cảm ơn ông!

最近更新