您的当前位置:首页 > Thể thao > 【bxh nhât anh】Tôm Việt có lợi thế tại nhiều thị trường lớn 正文

【bxh nhât anh】Tôm Việt có lợi thế tại nhiều thị trường lớn

时间:2025-01-09 23:36:32 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Đến năm 2025, tôm xuất khẩu sẽ đạt trên 5,6 tỷ USDBất chấp dịch, xuất khẩu thủy sản của FMC đạt kỷ l bxh nhât anh

Đến năm 2025,ômViệtcólợithếtạinhiềuthịtrườnglớbxh nhât anh tôm xuất khẩu sẽ đạt trên 5,6 tỷ USD
Bất chấp dịch, xuất khẩu thủy sản của FMC đạt kỷ lục
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú. 	Ảnh: ST
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Tập đoàn thủy sản Minh Phú. Ảnh: ST

Chiếm lĩnh thị trường

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, mặc dù chồng chất khó khăn, XK tôm cả năm 2021 vẫn tăng trưởng dương. Đây là nhờ sự nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp và chính sách chống dịch thích ứng an toàn, linh hoạt theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, giúp cho sản xuất, XK tôm nhanh chóng hồi phục trong những tháng cuối năm 2021.

Điểm sáng của tôm Việt Nam trong năm 2021 là giữ được sự tăng trưởng khá tốt ở thị trường Mỹ trong suốt cả năm. Năm 2021, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt trên 1 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020.

Năm 2021, thị phần tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ tăng lên 13% từ 11% năm 2020. Doanh số bán lẻ tại Mỹ duy trì tăng trong đại dịch. Nhu cầu nhà hàng, dịch vụ thực phẩm tại Mỹ dần phục hồi nhờ các gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ và chiến lược mở cửa, sống chung với Covid. Tốc độ tăng trưởng XK tôm của Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục kéo dài đến quý đầu năm 2022.

Cùng với Mỹ, EU cũng là thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận sự hoạt động tích cực. Sau một năm Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực, XK tôm Việt Nam sang thị trường EU ghi nhận tăng trưởng khá. Trong năm 2021, XK tôm Việt Nam sang EU đạt hơn 613 triệu USD, tăng 19% so với năm 2020.

Để khôi phục kinh tế hậu Covid-19, EU đã kích hoạt nhiều gói hỗ trợ, giải ngân các quỹ khôi phục sản xuất nhằm xây dựng lại các chuỗi cung ứng hàng hóa. Đây là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp trong năm 2022.

Năm 2022, dự kiến XK tôm Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt do tôm là thực phẩm thơm, ngon, bổ dưỡng, tiện lợi nên nhu cầu thế giới tiếp tục ở trạng thái tốt. Năm 2022, tôm Việt Nam cần xác định duy trì và giữ vững các thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU. Song song coi trọng thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Australia, Canada, Singapore…

Năm 2022, XK tôm sang Mỹ và EU dự kiến tiếp tục tăng trưởng 2 con số, XK sang Trung Quốc phục hồi sau khi giảm mạnh trong năm 2021, XK sang Hàn Quốc và Nhật Bản tăng trưởng nhẹ do nhu cầu từ 2 thị trường này khá ổn định và có thể không có sự tăng trưởng đột phá.

Mở rộng thị trường tiềm năng

Theo ông Hồ Quốc Lực, nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, Hoa Kỳ đã tạo nên một kỷ lục mới về sản lượng lẫn kim ngạch nhập khẩu tôm, với 7 tỷ USD và sản lượng trên 750.000 tấn. Trong đó tôm Ấn Độ hàng đầu (36-38%), Indonesia thứ hai (18-20%), Ecuador thứ ba gần bằng Indonesia. Tôm Việt hạng thứ năm chưa tới 10%. Sản lượng tôm bán vào đây từ Ấn Độ và Ecuador chủ yếu là tôm tươi nhiều dạng, trong đó IQF ngày càng có tỉ lệ cao hơn. Hai nước này có lợi thế là tôm giá rẻ. Indonesia có lợi thế là tôm không bị thuế chống bán phá giá. Việt Nam không thể cạnh tranh các thế mạnh đối thủ nên xu thế bán vào đây mặt hàng tôm chế biến sâu hơn như tôm ring, tôm luộc hoặc mặt hàng không bị thuế chống bán phá giá như tôm bao bột, tôm chiên…

Thị trường EU và Anh vẫn là thị trường lớn và đầy tiềm năng. Thị trường này có đặc điểm là khúc thị phần cao cấp khá lớn. Đi liền đó, họ đòi hỏi sự kiểm soát kỹ lưỡng chuỗi sản phẩm của nhà nhập khẩu. Hiện nay, cơ sở nuôi tôm đạt chuẩn ASC của Việt Nam chưa tới chục ngàn hec-ta, con số rất thấp so tổng diện tích nuôi. Tuy nhiên, so các nước đối thủ, Việt Nam còn đi trước lĩnh vực này, cho nên tôm chế biến sâu vào các hệ thống phân phối lớn và cao cấp là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam.

Thị trường Nhật Bản có lợi thế gần, giao hàng nhanh giảm rủi ro, thanh toán sòng phẳng. Tuy nhiên, điểm tồn đọng là tất cả lô tôm Việt vào đây đều phải bị kiểm tra khá chặt chẽ mới thông quan. Dù các lô hàng đều bị kiểm tra, ít nhiều có ảnh hưởng kế hoạch tiêu thụ của phía nhà nhập khẩu nhưng tôm Việt vẫn chiếm hàng đầu ở thị trường này do mẫu mã sản phẩm tôm ta đẹp, chất lượng ổn định và đồng đều.

Cùng với thị trường xuất khẩu tiềm năng, Chính phủ, bộ ngành quan tâm, chú trọng thúc đẩy phát triển con tôm và đã có chương trình hành động quốc gia thúc đẩy phát triển con tôm tới năm 2025; chiến lược phát triển thủy sản, trong đó có con tôm, tới năm 2030 tầm nhìn 2045 cũng đã được công bố sẽ là những động lực thúc đẩy tôm xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, hiện nay giá thành tôm nuôi còn cao. Do đó, cần phải chú trọng tối ưu hệ số thức ăn, bởi thức ăn có thể chiếm hơn 50% giá thành. Khi cải thiện giá thành nuôi sẽ góp phần cải thiện giá thành tôm chế biến, sẽ tăng sức cạnh tranh tôm ta trên thương trường thế giới.

Cùng với đó, các doanh nghiệp cải thiện hoạt động chế biến, gồm cải tiến dây chuyền tăng năng suất, đưa các thiết bị phục vụ dây chuyền chế biến nhằm bán tự động hoặc tự động các khâu nào có thể. Việc này góp phần tăng năng suất, giảm lệ thuộc lao động và tăng mức vệ sinh an toàn cho sản phẩm. Trong đó chú trọng ứng dụng ở những nhà máy sắp xây dựng mới, tạo nền cho một bước tăng trưởng về trình độ chế biến tôm của ta, nới rộng khoảng cách với các quốc gia đối thủ, tăng sức cạnh tranh tôm xuất khẩu.

Khẩn trương thúc đẩy công tác đánh mã số cơ sở nuôi. Bởi đây là xu thế tất yếu. Việc này càng nhanh chỉ có lợi cho tốc độ tăng và thâm nhập các hệ thống phân phối cấp cao, bởi các hệ thống cao cấp cần kiểm soát, truy xuất cả chuỗi.

Có giải pháp tăng cơ sở nuôi đạt chuẩn chất lượng thị trường yêu cầu, cụ thể như ASC, BAP… đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.