Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt,ộtrưởngHồĐứcPhớcNhiềuđiểmsángtrongđiềuhànhcôngtáctàichíbảng xếp hạng vfb stuttgart gặp leverkusen mở rộng
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đánh giá cao công tác điều hành tài chính - ngân sách trong bối cảnh khó khăn. Đại biểu đánh giá, nửa nhiệm kỳ đã qua, đất nước đã vượt qua nhiều sóng gió, thách thức và đang sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới. Kết quả đó có sự đóng góp rất quan trọng của công tác quản trị ngân sách và thực thi chính sách tài khóa.
|
Trong hoàn cảnh khó khăn, dịch bệnh, các kế hoạch tài chính, ngân sách trung hạn và hàng năm đều được triển khai thực hiện đạt và vượt kế hoạch; đảm bảo các nhu cầu chi định kỳ và đột xuất; bội chi thấp hơn dự toán; nợ công, nợ chính phủ nằm trong giới hạn an toàn; dư địa cho chính sách tài khóa được triển khai tích cực, hiệu quả…
Theo nhận định của nhiều đại biểu Quốc hội, chính sách tài khóa thời gian qua góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh; đồng thời cũng phối hợp đồng bộ, hiệu quả với chính sách tiền tệ.
Trong bối cảnh đó, Quốc hội, Chính phủ đã triển khai một loạt các giải pháp về miễn, giảm, gia hạn nhiều khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, tính đến ngày 31/10/2023, thu ngân sách đã đạt hơn 85% dự toán và toàn ngành Tài chính đang nỗ lực phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ ngân sách trong năm nay.
“Mặc dù năm nay, Chính phủ đã giảm thuế và miễn giảm tiền thuê đất cho người dân và doanh nghiệp khoảng độ 200 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân sách vẫn đạt tiến độ và đạt được kế hoạch đề ra. Điều này thể hiện việc quản lý, điều hành chính sách tài khóa của Chính phủ một cách linh hoạt, mở rộng; đồng thời, tăng các khoản chi, như là chi đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, chi phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19” - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Thời gian qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo Bộ Tài chính và ngành Thuế hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách. Ngành Tài chính đã có nhiều sáng kiến trong công tác thu thuế, đã đưa ra nhiều giải pháp, từ vấn đề hóa đơn điện tử cho đến xây dựng trung tâm dữ liệu thuế, xây dựng cổng thông tin điện tử xuyên biên giới.
Ngoài ra, ngành Tài chính đã triển khai thu thuế đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản; hướng dẫn người dân, doanh nghiệp kê khai đúng giá chuyển nhượng bất động sản, nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo nguồn thu ngân sách...
Theo Bộ trưởng, những giải pháp này vừa hỗ trợ cho các doanh nghiệp, khoan sức dân vừa thu được những khoản thu tiềm năng mà lâu nay chưa thu được, đảm bảo cho một nguồn lực để thực hiện chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chi phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Tăng tổng cầu của nền kinh tế là giải pháp căn cơ cho thu ngân sách
Theo người đứng đầu ngành Tài chính, thu ngân sách nhà nước (NSNN) đến nay đã bền vững hơn. Nguồn thu hiện nay chủ yếu dựa trên năng lực của nền kinh tế, có nghĩa là thu nội địa, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; trong bối cảnh thu từ thuế xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô giảm.
Khi “sức khỏe” của doanh nghiệp tốt, nguồn thu của đất nước sẽ bền vững. |
Bộ trưởng nhấn mạnh, để đảm bảo cho các nguồn thu một cách bền vững, phải tăng được tổng cầu của nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là phải hoàn thiện các cơ chế, chính sách, hoàn thiện pháp luật và thúc đẩy vấn đề thu hút đầu tư để đầu tư tư nhân, đầu tư ngoài NSNN.
Đồng thời, tăng tổng cầu thông qua đầu tư công, giải ngân nguồn đầu tư công cũng như tăng tiêu dùng và tăng xuất nhập khẩu, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Khi “sức khỏe” của doanh nghiệp tốt, thì có nghĩa là năng lực của nền kinh tế tốt, nguồn thu của đất nước sẽ bền vững.
Một trong những điểm sáng được Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhắc đến đó chính là thành công trong quản lý nợ công. Nợ công và nợ chính phủ bảo lãnh vẫn ở mức bền vững, ổn định quanh khoảng 36% GDP trong năm 2023 trước khi giảm xuống khoảng 34,4% vào năm 2025, thấp hơn nhiều so với ngưỡng 60% được Quốc hội đề ra và vẫn ở mức bền vững.
“Nghĩa là chúng ta giảm được lượng nợ công rất lớn. Bộ Tài chính chúng tôi đã tham mưu cho Chính phủ cơ cấu, tái cơ cấu nợ công để đảm bảo trả nợ công một cách hiệu quả” - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Bộ trưởng cho biết, chúng ta sẽ vay những khoản vay tạo ra hiệu quả kinh tế nhanh nhất và phải bền vững nhất. Ngoài ra, sẽ giảm nguồn vay của nước ngoài, tăng nguồn vay trong nước với lãi suất thấp và thời gian kéo dài; tái cơ cấu những khoản nợ cần phải trả trước, dùng các khoản vượt thu ngân sách để trả nợ công. Hoặc là phát hành các khoản nợ mới với lãi suất thấp, thời gian dài để trả những khoản nợ mà có lãi suất cao và chỉ triển khai những công trình có hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả xã hội cao; thực hiện vay trong khả năng trả nợ.
“Trong tương lai, sẽ tập trung cho những dự án lớn là động lực của nền kinh tế, chẳng hạn như là đường sắt cao tốc Bắc Nam, các dự án sân bay, bến cảng; hay là đường sắt từ Lào Cai xuống Hải Phòng, những công trình đường cao tốc và những công trình trọng yếu như các dự án chống ngập lụt của đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi sẽ tập trung vào những vấn đề đảm bảo cho nền kinh tế tăng tốc và phát triển một cách bền vững” - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết thêm./.
Đảm bảo nguồn cải cách tiền lương Về nguồn cải cách tiền lương, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ và đã có tích lũy được 560 nghìn tỷ đồng để đảm bảo triển khai Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 1/7/2024. Cải cách tiền lương đến năm 2026 sẽ đảm bảo được trong nguồn đã tích lũy này. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2026 thì nguồn phải được bố trí vào trong dự toán của ngân sách và phải tăng cường điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển. Chúng ta còn có vượt thu ngân sách và đồng thời sẽ có nguồn lực để bố trí cho chi tiền lương một cách bền vững. Thế cho nên, cái gốc vẫn là đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững và tăng được thu ngân sách thì chúng ta sẽ có tích lũy để trả nợ, để thực hiện vấn đề cải cách tiền lương./. |