设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kqbd bologna】Băn khoăn về quy định cấm quảng cáo rượu, bia trong dự thảo luật 正文

【kqbd bologna】Băn khoăn về quy định cấm quảng cáo rượu, bia trong dự thảo luật

来源:Empire777 编辑:Cúp C2 时间:2025-01-24 23:33:54
phong chong tac hai cua ruou bia can thay doi cach tiep can
Các đại biểu cho rằng Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia cần xem xét lại các quy định cấm, hạn chế quảng cáo, khuyến mại, tài trợ đối với rượu bia. Ảnh: M.Dung

Chưa đưa rượu, bia lậu vào vòng kiểm soát

Ông Nguyễn Anh Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương cho biết, tại Việt Nam, rượu, bia là hai sản phẩm đồ uống có chứa cồn phổ biến, chiếm khoảng 99,7% thị phần, 0,3% còn lại là đồ uống có cồn khác được sản xuất, nhập khẩu hoặc nước giải khát pha chế thêm rượu, bia. Đối với bia, cả nước hiện có khoảng 100 cơ sở sản xuất bia quy mô công nghiệp, sản lượng năm 2018 là hơn 4 tỷ lít.

Đối với rượu, đến nay các cơ quan có thẩm quyền đã cấp được khoảng 167 giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, 599 giấy phép sản xuất rượu thủ công, 251 giấy phép phân phối, hơn 1.000 giấy phép bán buôn và hơn 13.000 giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu với tổng sản lượng sản xuất rượu năm 2018 đạt khoảng hơn 300 triệu lít. Bên cạnh đó, vẫn còn lượng rượu sản xuất thủ công chưa đăng ký cấp phép, việc kiểm soát hàm lượng methanol, aldehyt còn khó khăn.

Tuy nhiên, hiện mới chỉ quản lý được hoạt động bán buôn, phân phối, đại lý bán lẻ có giấy phép kinh doanh rượu, bia còn việc quản lý bán lẻ rượu trực tiếp đến người tiêu dùng tại chỗ theo quy định của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP gặp rất nhiều khó khăn. Bất cứ địa điểm, cơ sở nào cũng sẵn có rượu, bia để bán cho người dân như: các quán rượu, siêu thị, cửa hàng tạp hoá, khách sạn, nhà hàng ăn uống, quán nước vỉa hè, căng tin của cơ quan, doanh nghiệp… Thời gian bán, số lượng rượu, bia bán để uống tại chỗ không bị hạn chế. Điều này làm cho rượu, bia ở Việt Nam sẵn có và rất dễ tiếp cận.

Theo thống kê của cơ quan quản lý nhà nước, hiện nay trên thị trường có khoảng trên 70% là rượu tự nấu, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và đặc biệt là gây thất thu ngân sách. Ước tính, Nhà nước thất thu ngân sách khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi năm từ rượu không nhãn mác.

Bên cạnh đó, rượu lậu, rượu giả, rượu kém chất lượng… xâm nhập vào thị trường trong nước ngày càng gia tăng. Chỉ tính riêng năm 2017, Quản lý thị trường đã thu giữ hơn 30.000 chai rượu các loại; 6 tháng đầu năm 2018 đã xử lý được 165 vụ, thu giữ 16.200 chai rượu các loại. Ngoài các sản phẩm rượu, bia không có nguồn gốc xuất xứ nêu trên, hiện nay ở thị trường Việt Nam còn tồn tại sản xuất, buôn bán rượu thủ công, rượu tự nấu không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, không bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm là một trong nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ độc.

Do vậy, để hạn chế tác hại của rượu bia theo tinh thần của dự thảo, thì các loại bia, rượu lậu, không rõ nguồn gốc cần phải là đối tượng nghiên cứu của Dự thảo. Tuy nhiên, đối tượng này lại chưa được đề cập đến.

Dễ gây phản ứng ngược

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, dự thảo cần xem xét lại các quy định về kiểm soát quảng cáo, khuyến mại, tài trợ rượu, bia tại Điều 5; 10; 11; 12 và 13.

Ông Long cho rằng, trên thực tế, các quy định cấm, hạn chế quảng cáo và khuyến mại, tài trợ đối với rượu, bia, sẽ không có tác dụng làm giảm thiểu hành vi lạm dụng đồ uống có cồn. Thường mọi người hay nghĩ rằng nếu bỏ quảng cáo đi thì người uống rượu, bia sẽ giảm song việc uống rượu, bia với quảng cáo đôi khi không liên quan nhau bởi doanh nghiệp có quảng cáo hay không thì người tiêu dùng nếu đã uống sẽ vẫn uống.

Ông Long lấy ví dụ, tại Ai Cập hay Đan Mạch, lượng tiêu thụ đồ uống có cồn tăng sau khi có quy định cấm quảng cáo. Trong khi đó, tại một số nước khác như Hà Lan, Thuỵ Điển, Anh, Đức, Mỹ và Canada, đầu tư vào quảng cáo bia, rượu tăng lên nhưng lượng tiêu thụ lại không tăng tương ứng.

Mặt khác, với sự phát triển như vũ bão của CNTT với sự góp mặt của các phương tiện và kênh truyền thông kỹ thuật số trên mạng xã hội (đặc biệt là đối với chi tiêu cho quảng cáo), việc cấm hoặc hạn chế quảng cáo đồ uống có cồn/bia trên các kênh truyền thông truyền thống tại Việt Nam sẽ chỉ làm gia tăng tác động kinh tế và thúc đẩy việc chuyển dịch sang phương tiện truyền thông kỹ thuật số trên mạng xã hội với phần lớn doanh thu được chuyển ra nước ngoài thay vì doanh thu này được phát sinh và ghi nhận tại Việt Nam.

Đồng quan điểm với ông Long, đại diện của Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam cho rằng, cần xem lại các quy định về cấm, hạn chế, quảng cáo, khuyến mại, tài trợ đối với rượu bia trong dự thảo bởi nó đang đi ngược lại quy định của Luật Bảo vệ người tiêu dùng tại Khoản 2 Điều 8 “Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng”. Theo vị đại diện này, quảng cáo không phải là để tăng mức tiêu thụ mà là thông qua quảng cáo người tiêu dùng sẽ tiếp cận được tất cả thông tin về doanh nghiệp hoặc sản phẩm.

Vị đại diện này cũng cho rằng không nên hạn chế nhu cầu sử dụng đồ uống có cồn. Nếu xã hội có nhu cầu mà cấm thì sẽ có tác dụng ngược lại, không những không cấm được mà còn đẩy người tiêu dùng có trách nhiệm đang sử dụng đồ uống an toàn sang uống đồ uống không an toàn (rượu lậu, rượu giả), gây tác hại cho sản xuất và nền kinh tế (ngành rượu, bia nộp cho ngân sách khoảng 50.000 tỷ đồng mỗi năm bao gồm cả nước giải khát thông thường và tạo việc làm cho khoảng 220.000 lao động trực tiếp và gián tiếp, có sự kết nối với các ngành công nghiệp, dịch vụ phụ trợ khác), phản tác dụng trong bảo vệ sức khỏe người dân.

热门文章

0.1102s , 7586.625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kqbd bologna】Băn khoăn về quy định cấm quảng cáo rượu, bia trong dự thảo luật,Empire777  

sitemap

Top