Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII đã đưa ra lời giải cho bài toán rất khó này,ỡđiểmnghẽnkhunggiaacuteđấtĐộnglựcchophaacutettriểnnhanhhơbóng đá kết quả trực tuyến hôm nay đáp ứng được nguyện vọng của tất cả các phía, từ đó giải tỏa được vướng mắc “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” tồn tại lâu nay, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở cấp địa phương và cả nước.
Khơi thông tắc nghẽn
Ngay khi nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII được công bố, các tầng lớp cán bộ và nhân dân thảo luận, chia sẻ, nói đến nhiều nhất, đi vào từng con ngõ, từng quán cà phê, xuất hiện cả trong những bữa cơm gia đình, đó chính là chủ trương bỏ khung giá đất. Thay vào đó, giá đất trong tất cả hoạt động sẽ thực hiện theo giá thị trường.
Bỏ khung giá đất, thực hiện theo giá thị trường sẽ tạo ra động lực lớn cho phát triển kinh tế. Trong ảnh: Một góc Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú (huyện Đồng Phú) nhìn từ trên cao
Không chỉ các tầng lớp cán bộ, nhân dân quan tâm, vui mừng mà lãnh đạo, bộ máy quản lý của các cấp chính quyền, đặc biệt với cấp tỉnh như tháo gỡ được một nút thắt, một vấn đề khó đã tồn tại trong thực tế nhiều năm qua. Đó là những vướng mắc trong thu hồi đất, giải tỏa, đền bù; khó khăn trong giải phóng mặt bằng thực hiện công trình, dự án công cộng, dân sinh và cả dự án của các nhà đầu tư… Đặc biệt, với các địa phương đang trong quá trình chuyển động mạnh, quỹ đất lớn, phát triển công nghiệp nhanh, không công trình, dự án nào không liên quan đến vấn đề giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng, chủ trương này càng có ý nghĩa lớn hơn.
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 5 năm/lần đối với từng loại đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất, nếu giá đất trên thị trường tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ khung giá đất của Chính phủ để xây dựng bảng giá đất định kỳ 5 năm/lần và mỗi năm sẽ ban hành thêm hệ số giá đất. Bảng giá đất này được sử dụng làm căn cứ tính tiền sử dụng đất, phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất; tính thuế sử dụng đất; tính tiền phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai... Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII cho chủ trương bỏ khung giá đất, những quy định này sẽ không còn, thay vào đó là sự linh hoạt theo giá thị trường. |
Điển hình như Bình Phước đang triển khai hàng trăm dự án lớn, nhỏ khác nhau trong toàn tỉnh và trên tất cả lĩnh vực. Trong đó có những dự án lớn, mang tầm khu vực và tác động rất lớn đến xã hội, như các dự án đường cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành, dự án đường giao thông Tây quốc lộ 13 và hàng loạt dự án lớn khác. Bỏ khung giá đất, dòng chảy thực hiện các dự án được khơi thông, thời gian triển khai sẽ được rút ngắn, qua đó tăng thêm động lực trong phát triển kinh tế - xã hội.
Gỡ khó cho tất cả các phía
Có thể thấy, áp dụng khung giá đất do Chính phủ quy định, tất nhiên không dễ dàng điều chỉnh linh hoạt theo biến động thị trường cũng như đặc thù từng địa phương. Đơn giản là bởi giá thị trường luôn biến động, có những thời điểm biến động mạnh hằng năm và chỉ sau 1 năm giá thị trường đã ở ngoài khung giá đất quy định, có địa phương biến động mạnh hằng tháng, tại một số nơi còn biến động hằng tuần, hằng ngày, thậm chí có những lúc vì lý do nào đó còn biến động hằng giờ.
Quản lý đất đai xuất hiện nhiều lỗ hổng trong thời gian qua. Ảnh chụp tại huyện Đồng Phú - một địa bàn sôi động thị trường đất đai thời gian qua
Chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - cơ quan ban hành hệ số giá đất hằng năm theo khung đã ban hành, khó có thể cập nhật kịp thời, chính xác. Đó là chưa nói đến việc cập nhật, điều chỉnh và cả ban hành hằng năm như thế, có sát với thị trường hay không, sát ở mức độ nào cũng rất khó xác định. Nói một cách dễ hiểu, thị trường là “thuận mua vừa bán”, việc đưa ra khung giá có sát với thực tế “thuận mua vừa bán” không khác gì đo trăng dưới đáy hồ.
Giả sử Chính phủ cập nhật giá biến động của thị trường để điều chỉnh khung giá đất khi vượt khung lại càng khó khăn gấp bội, là không thể, mà phải mang tính ổn định, theo chu kỳ 5 năm. Và sau 5 năm, giá đất thay đổi nhiều đến mức nào ai cũng đã thấy. Điều đó cũng dẫn tới, Luật Đất đai năm 2013 quy định, giá đất trong khung giá ban hành phải ngang bằng với giá thị trường. Thế nhưng trên thực tế, có nơi, thậm chí có tuyến đường, khung giá đất chỉ bằng khoảng 50% giá thị trường, thậm chí chỉ bằng 10%. Ngược lại, có nơi khung giá lại cao hơn rất nhiều so với giá trong thực tế.
Khi giải phóng mặt bằng, người bị thu hồi đất muốn được chi trả đền bù với giá cao, còn đơn vị thu hồi thì ngược lại. Trong khi đó, Nhà nước kẹt giữa việc bảo vệ lợi ích của nhân dân và hạn chế chi phí giải phóng mặt bằng đối với công trình sử dụng ngân sách nhà nước, đẩy nhanh tiến độ triển khai đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp. Khung giá đất trở thành trọng tài vô hình, là ổ khóa giữ chặt người bị thu hồi đất và đơn vị thu hồi không thể linh hoạt thỏa thuận. Khi không còn khung giá, thực hiện theo giá thị trường, đơn giản là sự thỏa thuận “thuận mua vừa bán” sao cho tất cả các phía đạt được mục đích của mình một cách nhanh nhất, tốt nhất có thể. |
Trong khi đó, hầu hết các dự án đều phải thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân để thực hiện. Việc thu hồi đất tại các dự án không phải lúc nào cũng thuận lợi. Bởi trong cuộc sống, gần như ai cũng muốn lợi ích về mình, người hy sinh lợi ích của mình để dành cho cộng đồng hay dành cho người khác rất ít, rất hiếm. Trường hợp “hiến”, “tặng” để làm đường giao thông, dự án, bên cạnh mục đích tốt, động cơ tốt, hẳn cũng không khó thấy lợi ích khi con đường được mở rộng hơn, khang trang hơn. Thậm chí nhiều trường hợp còn mong công trình, dự án đi qua một phần, để phần còn lại trong những thửa đất vốn “giá bèo” bỗng chốc biến thành “đất vàng”.
Trung ương chủ trương bỏ khung giá đất sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho các địa phương trong việc triển khai những dự án phải thu hồi đất. Bỏ khung giá đất, không chỉ điểm nghẽn giải phóng mặt bằng được tháo gỡ, mà tình trạng khiếu nại, khiếu kiện, đơn thư về đất đai cũng sẽ giảm. Các lỗ hổng về quản lý đất đai cũng sẽ được bịt lại, hạn chế trường hợp lợi dụng khung giá kèm để chèn ép người có đất nhưng yếu thế. Các dự án được đẩy nhanh tiến độ, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Việc quản lý đất đai bằng khung giá, hiện không còn phù hợp với điều kiện thực tế. Có thể thấy, bỏ khung giá đất để áp dụng theo giá thị trường là một trong những đột phá tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất, qua đó sẽ tạo động lực đưa đất nước ta phát triển nhanh hơn trong thời gian tới.