当前位置:首页 > Cúp C2

【bologna đấu với empoli】Công ty Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh “ôm” nợ ngàn tỷ

cong ty xi mang va xay dung quang ninh om no ngan ty

Ảnh minh họa: Internet.

Doanh thu thấp,ômbologna đấu với empoli biên gộp mỏng

Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh tiền thân là doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi theo Quyết định số 497/QĐ-UB ngày 4/2/2005 của UBND tỉnh Quảng Ninh và bắt đầu niêm yết lần đầu trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vào tháng 1/2008. Từ một đơn vị chuyên sản xuất kinh doanh than, Công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh đa ngành gồm sản xuất xi măng, đá xây dựng, sản xuất than, xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản, kinh doanh xuất nhập khẩu… Tuy nhiên, sau 10 năm lên sàn, Công ty làm ăn ngày càng bết bát.

Sau khoản lỗ kỷ lục 253,84 tỷ đồng trong năm 2017, 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu thuần của Công ty chỉ đạt 413,9 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Biên lợi nhuận gộp cũng sụt giảm mạnh chỉ còn hơn 3,5% (trong khi nửa đầu năm 2017 là 21,2%). Biên lợi nhuận gộp quá mỏng không thể giúp Công ty bù đắp được các khoản chi phí hoạt động (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay), cho dù chi phí bán hàng trong kỳ chỉ bằng gần 40% cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, Công ty lỗ ròng trước thuế 40,69 tỷ đồng, gấp 1,5 lần mức lỗ cùng kỳ năm 2017 và nâng mức lỗ lũy kế tại thời điểm 30/6/2018 lên 325,46 tỷ đồng.

Mất cân đối tài chính trầm trọng

Không chỉ thua lỗ lớn, Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh còn đối mặt với tình trạng mất cân đối tài chính trầm trọng. Tại thời điểm 30/6/2018, tổng tài sản của Công ty là 1.523 tỷ đồng, giảm gần 10% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, vốn chủ sở hữu chỉ còn 16,04 tỷ đồng, bằng 5% vốn điều lệ của Công ty do phải ghi nhận khoản thua lỗ lớn trong năm 2016 và 2017.

Không chỉ vậy, các khoản nợ ngắn hạn của Công ty liên tục gia tăng do không có dòng tiền để thực hiện chi trả. Nợ ngắn hạn tính đến cuối quý II/2018 của Công ty đã lên tới 1.110 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với tài sản ngắn hạn. Điều này đã đặt Công ty vào tình trạng cảnh báo hoạt động liên tục và không có khả năng chi trả các khoản nợ vay khi đến hạn.

Bên cạnh đó, tại Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2017, Kiểm toán AASC đã đưa ra những quan ngại về năng lực trả nợ của Công ty, và nhấn mạnh sự thiếu chính xác về số liệu tài sản hay hạch toán chi phí lợi nhuận thể hiện trong năm 2017. Nếu thực hiện điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán thì nhiều khả năng Công ty sẽ mất toàn bộ phần vốn chủ sở hữu hiện tại.

分享到: