【xem lịch bóng đá việt nam】Sự thật đằng sau xu hướng suy thoái kinh tế toàn cầu
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bị cho là nguyên nhân gây suy thoái toàn cầu |
Thủ tướng: Phát triển kinh tế tập thể phải xuất phát từ nhu cầu của người dân | |
IMF cảnh báo tranh chấp thương mại đang làm suy yếu kinh tế toàn cầu | |
Cơ cấu lại nền kinh tế: Chậm và chưa chắc | |
Tái cơ cấu nền kinh tế đang được tiến hành chậm hơn so với yêu cầu |
Chỉ mới tuần trước,ựthậtđằngsauxuhướngsuythoáikinhtếtoàncầxem lịch bóng đá việt nam Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu của năm 2020 với lý do căng thẳng thương mại và địa chính trị. Tuy nhiên, các nhà dự báo kinh tế đang hiểu sai nguyên nhân chính của sự suy giảm toàn cầu hiện nay, điều đó có nghĩa là họ cũng sẽ bỏ lỡ những gì diễn ra sắp tới.
Rõ ràng, tăng trưởng sản xuất công nghiệp toàn cầu thực sự bắt đầu chậm lại vào cuối năm 2017. Nói cách khác, tốc độ gia tăng tổng sản lượng công nghiệp hàng năm của thế giới bắt đầu giảm liên tục vào cuối năm 2017. Đó là định nghĩa của một sự suy thoái công nghiệp toàn cầu. Hầu hết các nhà phân tích đều tập trung vào dữ liệu Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn cầu để đọc vị tăng trưởng toàn cầu, bởi dữ liệu này thường được công bố 1 tháng rưỡi trước khi dữ liệu sản xuất thực tế được đưa ra. Mặc dù PMI toàn cầu nhìn chung có một mối tương quan tích cực với sự tăng trưởng sản xuất công nghiệp toàn cầu, song dữ liệu này không thể đo lường sản xuất thực tế, vì nó dựa trên một cuộc khảo sát của các nhà điều hành doanh nghiệp về các điều kiện mà công ty họ phải đối mặt. Nó thực sự chỉ là một sự chuyển tiếp cho tốc độ sản xuất công nghiệp, vốn đo lường sản lượng thực sự cho tất cả các công ty trong các ngành sản xuất, khai thác mỏ và dịch vụ tiện ích.
Trong trường hợp này, mặc dù PMI sản xuất toàn cầu bắt đầu nới lỏng vào cuối năm 2017, song sự suy giảm vẫn chưa rõ ràng mãi cho đến một vài tháng của năm 2018, khi bản chất suy thoái kéo dài ngày càng khó loại bỏ. Thật trùng hợp, đó lại là khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại, áp thuế đối với nhập khẩu máy giặt và thép nhôm. Bởi cuộc chiến thương mại đang ở ngay trước mắt và ở đúng vị trí trung tâm, vì vậy, các nhà kinh tế cho rằng đây chính là lý do dẫn đến sự sụt giảm PMI và tăng trưởng công nghiệp toàn cầu.
Rõ ràng, cuộc chiến thương mại đã làm tổn hại tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải hiểu rõ là cuộc chiến đó không gây ra sự suy giảm toàn cầu. Chúng ta biết điều này bởi sự tăng trưởng trong các chỉ số sản xuất toàn cầu của Viện nghiên cứu chu kỳ kinh tế (ECRI) - được thiết kế để báo trước những thay đổi định hướng trong cả chu kỳ tăng trưởng sản xuất công nghiệp và PMI sản xuất toàn cầu - bắt đầu hạ xuống thấp vào giữa năm 2017, trước khi cuộc chiến thương mại bắt đầu. Do đó, sự suy thoái chu kỳ trong tăng trưởng công nghiệp toàn cầu đã được hình thành vào năm 2017. Cuộc chiến thương mại - bùng phát vào năm 2018 - chỉ làm chồng chất thêm sự suy thoái đó.
Hầu hết mọi người đều tin rằng tăng trưởng kinh tế vẫn diễn ra tốt đẹp cho đến khi một số nguyên nhân có thể xác định được khiến nó đổi chiều khỏi quỹ đạo “bình thường”. Ngược lại, nghiên cứu của ECRI cho thấy một chu kỳ kinh tế cơ bản khiến sự tăng trưởng kinh tế chuyển từ mạnh sang yếu rồi quay ngược lại. Khi điều đó xảy ra, mọi người có xu hướng kết tội và đổ lỗi các các sự kiện nổi bật để giải thích cho sự thay đổi theo chu kỳ gây ra chủ yếu bởi các động lực sâu sắc của chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, chính những động lực cơ bản này của chu kỳ kinh tế - bao gồm lãi suất và giá dầu cao hơn – đã khiến tăng trưởng công nghiệp toàn cầu bắt đầu giảm vào cuối năm 2017, trước khi diễn ra bất kỳ cuộc chiến thương mại nào.
Quan điểm đồng thuận thường phản ánh những gì đã xảy ra, có nghĩa là sự sụt giảm cũng đáng tin cậy. Dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu của IMF luôn bị hạ thấp mỗi khi tăng trưởng GDP toàn cầu thực tế giảm xuống so với năm trước. Mô hình tương tự cũng được áp dụng khi tăng trưởng chứng kiến một xu hướng tăng theo chu kỳ. Một trường hợp điển hình là giai đoạn 2016-2017, khi tăng trưởng bắt đầu tăng lên trước khi Tổng thống Trump đắc cử.
Những động thái như vậy thường được ghi nhận hoặc đổ lỗi cho những nhân vật và sự kiện nổi bật. Đừng nhầm lẫn, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, đặc biệt, đã có tác động sâu sắc đến nền kinh tế thế giới, chẳng hạn như thúc đẩy tái cấu trúc chuỗi cung ứng dài hạn. Tuy nhiên, các năng lượng chu kỳ cơ bản có thể xuất hiện bất kể Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình quyết định điều gì và khi nào.
Nhìn về phía trước, điều đó có nghĩa là tại một số điểm, tăng trưởng toàn cầu có thể hồi sinh ngay cả khi chiến tranh thương mại chưa kết thúc. Mặc dù vậy, sự phục hồi cũng sẽ được quy kết, như mọi khi, là do các sự kiện nổi bật của thời đại.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/209a297493.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。