发布时间:2025-01-11 04:22:33 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Đây là nhận định trong báo cáo về tình trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế,ềuchínhsáchtíndụngđặcthùđạthiệuquảket qua bong da pháp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tại Diễn đàn "Hỗ trợ DNNVV tăng cường khả năng tiếp cận vốn phục vụ sản xuất kinh doanh" được tổ chức ngày 5-11 tại Hà Nội.
Cụ thể, thực hiện theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, NHNN đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng cho vay như tái cấp vốn, giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với các TCTD cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Vì thế, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn của các TCTD (không bao gồm dư nợ cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam) đến cuối tháng 10-2015 ước đạt 817.500 tỷ đồng, tăng 9,8% so với thời điểm 31-12-2014.
Bên cạnh đó, ước tính đến cuối tháng 10-2015, tổng dư nợ cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp đạt 3.000 tỷ đồng, tăng 62,34% so với cuối năm 2014.
Đối với chương trình cho vay thí điểm dành cho các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đến nay, có 28 doanh nghiệp tham gia thí điểm trên toàn quốc thực hiện 31 dự án tại 22 tỉnh, thành phố. Số tiền các TCTD đã ký kết cho vay lên tới hơn 5.627 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân được hơn 5.139 tỷ đồng, dự nợ đạt 1.904 tỷ đồng.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các ngân hàng thương mại Nhà nước đã thực hiện cho vay với lãi suất thấp (hiện là 7%/năm) và giãn nợ tối đa 24 tháng.
Vì thế, đến nay, dư nợ cho vay của các chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp trong lĩnh vực này ước đạt 66.000 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cuối năm 2014. Nợ được cơ cấu đến cuối tháng 10-2015 đối với lĩnh vực tôm và cá tra khoảng 2.000 tỷ đồng.
Đối với lĩnh vực lúa gạo, đến cuối tháng 10, dư nợ cho vay đạt khoảng 35.300 tỷ đồng, tăng 25,5% so với năm 2014, trong đó, dư nợ cho vay tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 27.300 tỷ đồng, tăng 36,7% so với năm 2014.
Bên cạnh đó, chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất trên địa bàn các huyện nghèo của các ngân hàng thương mại Nhà nước tính đến cuối tháng 9-2015 đã đạt dư nợ cho vay là 108,7 tỷ đồng với 24 doanh nghiệp còn dư nợ.
Ngoài các chính sách trên, thời gian qua, NHNN cũng tích cực tìm kiếm, tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế và nhiều tổ chức phi chính phủ để bổ sung nguồn vốn cho vay lãi suất thấp như: Dự án tài chính nông thôn III của Ngân hàng Thế giới, các dự án của Cơ quan Phát triển Pháp và Ngân hàng Phát triển châu Á, dự án hỗ trợ DNNVV do Chính phủ Nhật Bản tài trợ…
Có thể thấy, các chính sách tiền tệ, tín dụng trong thời gian qua đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận vốn. Đồng thời, cơ cấu tín dụng được điều chỉnh hợp lý, hiệu quả và an toàn hơn, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh ưu tiên của Chính phủ.
相关文章
随便看看